Đau thái dương là tình trạng phổ biến hiện nay. Cơn đau thái dương sẽ ngày càng dữ dội, có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan và không thăm khám, điều trị sớm. Vậy nguyên nhân nào gây đau thái dương? Cách cải thiện bệnh là gì? Tìm hiểu ngay các thông tin hữu ích về đau thái dương tại đây.

Nguyên nhân gây đau thái dương

Đau thái dương do nhiều nguyên nhân bệnh lý gây ra, trong đó bao gồm: Bệnh Horton, viêm khớp thái dương hàm, viêm xoang,... Bên cạnh đó, đau thái dương còn xuất phát từ các yếu tố khác như: Chấn thương, chế độ sinh hoạt và ăn uống không hợp lý. Cụ thể:

Bệnh Horton gây đau thái dương

Bệnh Horton được coi là nguyên nhân hàng đầu gây đau thái dương. Cơn đau thái dương trong bệnh Horton được miêu tả là đau dai dẳng, nhói như kim châm. Đi kèm với nó là triệu chứng sưng đỏ hai bên thái dương. Các triệu chứng khác của bệnh bao gồm:

  • Triệu chứng trên mắt: Thay đổi thị lực, sợ ánh sáng.
  • Triệu chứng trên hệ tiêu hóa: Khó nuốt, đau họng, líu lưỡi.
  • Triệu chứng toàn thân: Sụt cân, mất ngủ, sốt.

Horton là một bệnh tự miễn. Sở dĩ người bệnh bị triệu chứng đau thái dương là do hiện tượng viêm lớp chun động mạch và giãn dây chun thái dương nông. Bệnh gây viêm động mạch toàn thân nhưng chỉ biểu hiện triệu chứng đau ở động mạch thái dương.

benh-horton-la-nguyen-nhan-gay-dau-thai-duong-do-lam-viem-dong-mach-tai-day.webp

Bệnh Horton là nguyên nhân gây đau thái dương do làm viêm động mạch tại đây

Viêm khớp thái dương hàm (TMJ) gây đau thái dương

Viêm khớp thái dương hàm cũng là nguyên nhân phổ biến gây đau thái dương. Ngoài ra bệnh còn gây co thắt cơ hàm, ảnh hưởng tới các hoạt động ăn, nói, ngáp và nuốt. Cơn đau thái dương trong TMJ có tính chất chu kỳ, khó chịu và ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của người bệnh.

Viêm xoang gây đau thái dương

Đau đầu, đau thái dương là những triệu chứng điển hình của viêm xoang. Nguyên nhân gây xoang là do lượng dịch được bài tiết quá nhiều và thiếu kiểm soát, dẫn đến ứ dịch trong xoang, trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm xoang. Đồng thời lượng lớn dịch ứ đọng tạo áp lực lên các hốc xoang là lý do xuất hiện những cơn đau. Các vị trí đau điển hình trong xoang là đau đầu, hai bên thái dương, dọc sống mũi và trước trán. 

Đau thái dương do chấn thương sọ não (TBI)

Tai nạn, va chạm tại vùng đầu có thể gây chấn thương sọ não (TBI). Một số nghiên cứu cho rằng: Cơn đau đầu trong chấn thương sọ não tương tự như đau đầu căng thẳng. Cơn đau thái dương trong TBI diễn biến âm ỉ và nhẹ nhàng hơn, nhưng khiến người bệnh khó chịu do có cảm giác như bị quấn chặt khăn quanh đầu. Một số triệu chứng khác của chấn thương sọ não (TBI) là đau ngang trán, đau cổ và đau sau gáy.

Thói quen ăn uống không hợp lý

Thiếu hụt các vitamin nhóm B (B1, B6, B12) cùng một số acid amin có thể làm tăng nguy cơ bị viêm động mạch thái dương, từ đó gây đau thái dương.

Ăn nhiều chất béo bão hòa (thức ăn đóng hộp, đồ ăn sẵn, nội tạng động vật) cũng là một nguyên nhân gây đau thái dương. Lý do: Lượng chất béo tích tụ gây tăng lipid máu, tạo điều kiện hình thành các mảng xơ vữa trong động mạch, cản trở máu lưu thông tới thái dương. 

che-do-an-thieu-vitamin-b1-la-nguyen-nhan-gay-dau-thai-duong.webp

Chế độ ăn thiếu vitamin B1 là nguyên nhân gây đau thái dương

Đau thái dương có nguy hiểm không? 

Đau thái dương tuy không trực tiếp gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu tình trạng này kéo dài không điều trị sớm sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như: 

  • Viêm động mạch tế bào khổng lồ biểu hiện là những cơn đau dữ dội và nóng rát hai bên thái dương. Người bệnh có thể có thêm các triệu chứng khác như mệt mỏi, sốt cao, chán ăn,...
  • Chứng phình động mạch não là một biến chứng có tỷ lệ tử vong cao. Trung bình 10% người bệnh bị phình động mạch não có nguy cơ tử vong trước khi nhập viện. 
  • U não gây chèn ép động mạch thái dương. Sự nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào kích thước và loại khối u lành tính hay ác tính. 

Biện pháp giảm đau thái dương hiệu quả 

Khi bị đau thái dương, người bệnh thường mong muốn tìm kiếm những giải pháp giúp giảm đau nhanh, hiệu quả. Một số giải pháp giảm đau thái dương thường được áp dụng là: Sử dụng thuốc giảm đau, xoa bóp, biện pháp hỗ trợ và sử dụng thảo dược.

Sử dụng thuốc giảm đau

Các thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen, aspirin, naproxen,... là những loại thuốc giảm đau thường được sử dụng cho người bị đau thái dương. Những loại thuốc này giúp giảm nhanh triệu chứng đau thái dương nhờ cơ chế ức chế hoạt động enzyme tham gia tổng hợp chất trung gian hóa học gây đau là prostaglandin PG. 

Các thuốc này chỉ cho tác dụng điều trị triệu chứng nên nếu lạm dụng, có thể gây ra phản ứng đau đầu hồi ứng - là những cơn đau đầu không đáp ứng với thuốc giảm đau. Bên cạnh đó, các thuốc này có thể gây ra những tác dụng không mong muốn trên gan và dạ dày.

Một số loại thuốc giảm đau khác có thể được kê đơn là: Thuốc chống trầm cảm, thuốc chống viêm corticoid, giảm đau opioid (Morphine),...

>>> XEM THÊM: Thuốc giảm đau liều mạnh Morphine và những cảnh báo cần lưu ý

thuoc-tay-y-giup-cat-con-dau-thai-duong-hieu-qua-va-nhanh-chong.webp

Thuốc tây y giúp cắt cơn đau thái dương hiệu quả và nhanh chóng

Mát-xa huyệt thái dương  

Mát-xa giúp tăng cường lưu thông máu, giảm căng cơ và cải thiện cơn đau nhức. Khi mát-xa, người bệnh cần xác định được huyệt thái dương. Huyệt này nằm ở phần lõm giữa chân mày và chân tóc.

Có thể áp dụng các động tác mát xa thái dương theo cách sau: 

  • Đặt ngón trỏ và ngón giữa của hai bàn tay vào hai huyệt thái dương.
  • Mát xa nhẹ nhàng theo vòng tròn từ ngoài vào trong.
  • Lặp lại động tác liên tục trong khoảng 5-7 phút.

Một số lưu ý nhỏ: Bạn cần vệ sinh tay sạch sẽ, cắt bỏ móng tay, lực ấn nhẹ nhàng, có thể phối hợp tinh dầu hay dầu gió để tăng hiệu quả giảm đau thái dương.

Biện pháp hỗ trợ

Để có thể giảm đau thái dương một cách toàn diện hơn, bạn đọc cần chú ý xây dựng những thói quen khoa học lành mạnh và tích cực sau đây:

  • Uống nhiều nước: Một người trưởng thành cần 2-2.5 lít nước mỗi ngày.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B1, B12: Rau xanh, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, thịt đỏ,...
  • Điều hòa nhịp thở thông qua thiền, yoga, đi bộ,...
  • Uống trà gừng, trà hoa cúc, trà xanh.

Các phương pháp giảm đau hỗ trợ khác bao gồm: Chườm lạnh, chườm nóng, bấm huyệt, châm cứu, xông hơi,...

Sử dụng thảo dược 

Bên cạnh việc dùng thuốc tây y để cắt cơn đau, một biện pháp giảm đau khác cũng cho hiệu quả tốt và đảm bảo tính an toàn như mong muốn của người bệnh. Đó chính là sử dụng thảo dược giảm đau. Các chuyên gia khuyên rằng, việc sử dụng các loại thảo dược giảm đau giúp người bệnh hạn chế được mức độ cũng như tần suất xuất hiện cơn đau bằng cách tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh là: Đau do thần kinh, đau do môi trường acid ngoại bào và đau do thụ cảm thể.

Từ lâu, vỏ cây liễu đã được coi là lựa chọn và giải pháp hàng đầu để cải thiện các cơn đau nhức nhanh chóng. Sở dĩ vỏ cây liễu có được tác dụng này là vì trong thành phần có chứa salicin. Một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2015 bởi tác giả Mohd Shara và Sidney J Stohs về hiệu quả giảm đau của vỏ cây liễu cho thấy: Hoạt chất salicin trong thảo dược này khi vào cơ thể người sẽ thực hiện quá trình chuyển hóa và biến đổi thành acid salicylic. Đây là một chất kìm hãm thụ thể cơn đau và là nguyên liệu chính để tổng hợp nên aspirin. Nghiên cứu khác cho thấy: Dùng một liều 240 mg hoạt chất này không gây ảnh hưởng tới quá trình đông máu.

vo-cay-lieu-la-thao-duoc-ho-tro-giam-dau-thai-duong-hieu-qua-an-toan.webp

Vỏ cây liễu là thảo dược hỗ trợ giảm đau thái dương hiệu quả, an toàn

Các loại thảo dược khác như huyền hồ sách, tam lăng, tô mộc,... có khả năng chống oxy hóa tế bào. Trên thần kinh, chúng giúp bảo vệ màng tế bào thần kinh, ngăn ngừa sự rò rỉ xung điện. Từ đó, giúp giảm các cơn đau thái dương theo cơ chế thần kinh.

Ngày nay, có rất nhiều loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần thảo dược giảm đau, nhưng không phải sản phẩm nào cũng chứa đầy đủ các loại thảo dược “ưu việt” này. Vì vậy, bạn đọc cần cân nhắc và lưu ý khi lựa chọn sản phẩm giảm đau thảo dược phù hợp.

Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến đau thái dương, xin vui lòng để lại thông tin liên hệ dưới đây để được nhận cuộc gọi tư vấn miễn phí từ chuyên gia. 

Tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/326881

https://www.webmd.com/migraines-headaches/temple-headaches
https://en.wikipedia.org/wiki/Temporomandibular_joint_dysfunction

Dược sĩ Thanh Hương

Ảnh BN Web-BTV-HUYỀN.webp

Bình luận