Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ em là gì? Xem đáp án TẠI ĐÂY!
Nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ em là cách để góp phần cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả. Bệnh tay chân miệng rất phổ biến và dễ lây lan. Nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Hãy tìm hiểu thêm về bệnh lý này trong bài viết dưới đây nhé!
Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là tình trạng nhiễm trùng do virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây ra. Các virus này sống trong đường tiêu hóa và lây từ người sang người qua tiếp xúc thông thường.
Bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, bởi hệ miễn dịch của nhóm đối tượng này chưa phát triển toàn diện nên khả năng chống lại virus gây bệnh kém. Trên thực tế, trẻ lớn hơn và người trưởng thành vẫn có nguy cơ mắc phải bệnh này. Mùa xuân, hè và thu là 3 thời điểm mà trẻ em cũng như người lớn rất dễ mắc bệnh.
Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan
Bệnh tay chân miệng không cần điều trị bằng thuốc đặc hiệu và có thể tự khỏi trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng xuất hiện mà không được điều trị đúng, con bạn có nguy cơ cao bị viêm màng não, bại liệt, thậm chí là tử vong.
Những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Ở giai đoạn đầu, khi mới phát bệnh tay chân miệng, trẻ sơ sinh và trẻ em thường có dấu hiệu đặc trưng như bị cúm. Bé sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau cổ họng, sốt nhẹ (dao động từ 38 – 39°C). Sau khoảng 1 hoặc 2 ngày, các triệu chứng của bệnh tay chân miệng mới xuất hiện. Bé sẽ bị nổi bóng nước trên da, quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay và bàn chân, mông hoặc xung quanh hậu môn. Nổi bóng nước là một dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ em rất điển hình.
Ban đầu, các nốt ban này xuất hiện như một vết sẹo nhỏ, mờ, màu đỏ và phẳng. Sau đó, chúng dần trở thành các nốt phồng rộp như những bóng nước. Bóng nước này chứa đầy chất dịch và có thể vỡ ra, khiến trẻ rất đau đớn. Chúng thường biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh tay chân miệng sẽ khó xác định nếu con bạn chỉ bị nổi bóng nước trong miệng hoặc cổ họng. Do còn quá nhỏ nên bé không thể nói cho bạn biết rằng: “Con bị đau họng”. Do đó, nếu thấy trẻ sốt và có dấu hiệu không muốn ăn hoặc uống thì bạn chớ nên xem thường.
Bệnh tay chân miệng đặc trưng bởi những bóng nước ở miệng, bàn tay, bàn chân
Khi bị tay chân miệng, ngoài các dấu hiệu kể trên, trẻ thường có các triệu chứng sau:
- Đau nhức cơ bắp, đau đầu, cứng cổ.
- Bồn chồn.
- Ngủ không ngon giấc hoặc ngủ nhiều hơn, có thể hay giật mình.
- Trẻ nhỏ thường hay bị chảy nước miếng vì đau họng.
- Trẻ chỉ thích thức ăn dạng lỏng và đồ uống lạnh.
Lưu ý: Sau khi tiếp xúc với nguồn lây, trẻ sẽ không phát bệnh ngay mà phải mất khoảng từ 3 – 6 ngày thì các dấu hiệu đặc trưng mới xuất hiện. Đây được gọi là giai đoạn ủ bệnh. Trong một số trường hợp, trẻ bị tay chân miệng không có dấu hiệu của bệnh hoặc các triệu chứng xuất hiện rất nhẹ. Điều đó thường khiến cha mẹ chủ quan.
Cách cải thiện tay chân miệng cho trẻ tại nhà
Hiện chưa có phương pháp đặc trị bệnh tay chân miệng. Cách điều trị tại nhà hữu hiệu nhất là chăm sóc sức khỏe cho bé thật tốt. Hãy cho trẻ uống nước thường xuyên để phòng tình trạng mất nước.
Thỉnh thoảng, có thể cho bé súc miệng bằng chế phẩm là hỗn hợp của thuốc gây tê tại chỗ và diphenhydramine, làm giảm đau, kháng viêm, giúp trẻ nhỏ có thể uống nước được. Nếu bé bị sốt, bố mẹ có thể dùng các loại thuốc hạ sốt thích hợp cho trẻ.
Một số cách làm giảm triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ tại nhà là:
- Cho bé ăn thức ăn lỏng, uống nhiều nước hoặc sữa đã được làm mát. Nếu bé khó nuốt, bạn hãy chia nhỏ khẩu phần và trẻ cho ăn từng chút một.
Nên cho trẻ bị tay chân miệng ăn thức ăn mềm, nhiều nước
- Tránh cho trẻ ăn mặn, cay hoặc chua nếu miệng bé bị tổn thương. Những loại thực phẩm này có thể khiến các vết loét thêm trầm trọng.
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ các cùng da bị tổn thương luôn sạch, thoáng.
- Trẻ và người chăm sóc phải rửa tay thường xuyên và đúng cách.
- Có thể bôi xanh methylen lên các vết loét để hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
- Bạn có thể cho trẻ dùng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm sốt, bớt đau. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia về liều lượng và cách dùng thuốc cho trẻ. Tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Aspirin có thể gây ra hội chứng reye ở trẻ em, một tình trạng hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong.
Không còn lo bé bị tay chân miệng nhờ bộ đôi sản phẩm thảo dược
Một phần không nhỏ nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng ở trẻ là do sức đề kháng bị suy giảm. Do vậy, giải pháp tối ưu mà các chuyên gia khuyến nghị là nên cân bằng hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể của trẻ. Đối với các bệnh ở niêm mạc miệng, lưỡi, việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn bởi những tổn thương nằm ở bên trong khoang miệng (nước bọt làm trôi thuốc). Trước thực tế ấy, các chuyên gia khuyên nên lựa chọn bộ sản phẩm thảo dược kết hợp 2 phương pháp trong uống – ngoài bôi giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và đẩy nhanh quá trình cải thiện bệnh tay chân miệng hiệu quả, an toàn.
- Trong uống: Là công thức kết hợp của nhiều loại thảo dược quý và các hoạt chất tự nhiên an toàn bao gồm: Cao lá neem, L-Lysine, cao lá xoài, cao cỏ nhọ nồi, cao bạch chỉ, cao tạo giác thích, kẽm gluconate, kali iodid, vitamin C. Những thành phần này đều là dạng kháng sinh thực vật, giúp kháng viêm, tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, giảm đau, hạ sốt,… cải thiện khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh do virus, vi khuẩn. Đồng thời, sản phẩm được bào chế dưới dạng cốm nên có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn mắc tay chân miệng, các bệnh ngoài da do nhiễm virus (herpes, thủy đậu, zona, tay chân miệng, sởi), nhiễm trùng da do vi khuẩn (viêm da, lở loét, mụn nước), trẻ em suy giảm sức đề kháng, người có nguy cơ cao bị những vấn đề ngoài da do vi khuẩn, virus,...
Cao lá neem giúp cải thiện bệnh tay chân miệng ở trẻ em
- Ngoài bôi: Bên cạnh việc sử dụng sản phẩm đường uống, để tăng hiệu quả phòng ngừa và cải thiện bệnh tay chân miệng, giới chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm gel bôi thảo dược. Với thành phần chính là nano bạc có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm,… kết hợp với chitosan, dịch chiết neem, sản phẩm giúp làm sạch, sát khuẩn, chống viêm nhiễm, đẩy nhanh quá trình lành các nốt mụn, tổn thương da, tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo,... thúc đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh tay chân miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết,… an toàn, hiệu quả và phù hợp với mọi lứa tuổi sử dụng.
Câu hỏi: “Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ em là gì?” đã tìm được đáp án. Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng hiệu quả, hãy lựa chọn cốm và gel bôi thảo dược – sản phẩm an toàn cho mọi lứa tuổi, bạn nhé!
An Khang
Bình luận