Bệnh sởi thường tấn công trẻ nhỏ và có thể gây ra nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe. Để ngăn ngừa những biến chứng của bệnh thì việc nhận biết dấu hiệu là điều cần thiết giúp các bậc cha mẹ bảo vệ con em mình. Vậy dấu hiệu bệnh sởi là gì?

Dấu hiệu bệnh sởi – Kiến thức cần thiết cho cha mẹ

Thông thường, đối tượng mắc sởi hay gặp là trẻ nhỏ có thể trạng yếu hoặc chưa được tiêm phòng đầy đủ. Tuy nhiên, người lớn cũng không ngoại lệ nếu hệ miễn dịch yếu.

Dấu hiệu bệnh sởi điển hình nhất là sốt, có thể bắt đầu bằng sốt nhẹ, sau đó, sốt cao hơn lên tới 39-400C và kéo dài liên tục. Ngoài ra, trẻ còn thường xuyên có các triệu chứng như bị cảm cúm: hắt hơi, chảy nước mũi, có thể ho, dử mắt… Đặc biệt, chúng ta sẽ thấy xuất hiện những chấm nhỏ khoảng 1mm nổi lên ở niêm mạc má nhưng chỉ kéo dài trong 12-18 giờ rồi biến mất. Sau 3-4 ngày sốt cao, trẻ bị phát ban ở khắp cơ thể, thường xuất hiện tại các vị trí như: sau tai, má, lưng, ngực… Tiếp đó, ban sẽ bay dần, nhạt màu và để lại những vết thâm trên da rồi mất hẳn. Nếu không có biến chứng gì thì sức khỏe của trẻ sẽ hồi phục dần.

Phat-ban-la-mot-trong-nhung-dau-hieu-benh-soi-dien-hinh

 Phát ban là một trong những dấu hiệu bệnh sởi điển hình

Tuy nhiên, đối với một số trường hợp nặng do không phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải gánh chịu những biến chứng nguy hiểm như: viêm loét giác mạc, tiêu chảy, viêm phổi, viêm não… Do đó, nhận biết dấu hiệu bệnh sởi rất quan trọng vì nó quyết định tới hiệu quả điều trị sau này cũng như mức độ ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe.

Tuấn Minh

Bình luận