Tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp
Một khó khăn trong điều trị VKDT hiện nay là các tác dụng phụ của thuốc tây y gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh, làm kéo dài quá trình điều trị.
VKDT thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên với tỷ lệ 75%. Việc chẩn đoán VKDT được thực hiện qua thăm khám. Bác sĩ sẽ tiến hành khám các khớp xương và căn cứ vào một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh như: viêm đối xứng những khớp nhỏ (bàn tay, khớp cổ tay, khuỷu tay, đầu gối, cổ chân, bàn ngón chân); đau đớn, cứng khớp, khó vận động, đặc biệt vào buổi sáng,... Ngoài ra, người bệnh còn có các biểu hiện toàn thân khác như: mệt mỏi, sốt cao, kém ăn,... Sau nhiều đợt viêm tiến triển, các khớp biến dạng, bệnh nhân có thể bị tàn phế. Bên cạnh đó, bệnh cũng ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể (tim, thận, phổi,...).
Để điều trị VKDT, ngoài sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid, corticoid, bệnh nhân còn được dùng một số thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm như: thuốc chống sốt rét (chloroquine, primaquine...), thuốc chống ung thư (methotrexate...)... Tuy nhiên, các thuốc này thường gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Cụ thể như: khi dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid, corticoid, bệnh nhân cần được kiểm soát chặt chẽ, giảm liều từ từ để tránh các dụng phụ như: loãng xương, nhiễm trùng, suy thận,... Thuốc chloroquine dùng lâu dài có thể gây bệnh võng mạc, suy tủy xương,... Methotrexate làm giảm bạch cầu, viêm gan, viêm phổi,...
Mai Phương
Bình luận