Sỏi thận và cách điều trị
Sỏi thận tiết niệu chiếm 45-50% bệnh tiết niệu, là bệnh phổ biến ở Việt Nam. Để điều trị tận gốc bệnh sỏi thận và phòng ngừa bệnh tái phát, người bệnh cần kiểm soát lượng khoáng chất trong nước tiểu, cố gắng duy trì để không bị tăng quá mức.
Sỏi thận là gì?
Sỏi thận xuất hiện khi chất khoáng trong nước tiểu đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi được tạo ra do nhiều nguyên nhân, chủ yếu do người bệnh uống ít nước, ăn thừa chất canxi, rối loạn chuyển hóa, di truyền...
Phương pháp điều trị bệnh sỏi thận
Những năm gần đây, ngành y học đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc điều trị bệnh sỏi thận tiết niệu, tỷ lệ bệnh nhân phải phẫu thuật nhỏ hơn 10%. Các phương pháp điều trị nội khoa, ngoại khoa kết hợp thuốc uống, y học cổ truyền, chế độ ăn uống, luyện tập khoa học,… đã thay đổi theo hướng tích cực. Việc quyết định lựa chọn phương pháp điều trị bệnh sỏi thận dựa vào các tiêu chí như: vị trí sỏi, kích thước, mật độ của sỏi và chức năng của thận…
Ảnh minh họa
Điều trị ngoại khoa
Với những sỏi có kích thước lớn hoặc đã có biến chứng thì thường áp dụng các biện pháp như: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật lấy sỏi…
Điều trị nội khoa
- Bệnh nhân cần được theo dõi bằng siêu âm, nếu sau 2 - 3 tháng kích thước sỏi không giảm cần chuyển phương pháp điều trị.
- Với những sỏi nhỏ hoặc chưa có biến chứng thì việc sử dụng các loại thuốc uống giúp tan sỏi sẽ an toàn, tiện dụng và thích hợp hơn với những người thể trạng yếu hoặc sợ phẫu thuật .
Bình luận