Bướu cổ phát sinh từ các bệnh tuyến giáp như: bướu giáp đơn thuần, cường giáp, suy giáp, viêm tuyến giáp hoặc ung thư tuyến giáp. Các bệnh lý trên tuy triệu chứng khác nhau nhưng có cùng nguyên nhân do rối loạn miễn dịch khiến hoạt động sản xuất hormon của tuyến giáp mất ổn định. Do đó, điều hòa hệ miễn dịch là yếu tố then chốt trong phòng ngừa và điều trị bướu cổ.

Bướu cổ là tình trạng xuất hiện một khối u lồi ở vùng cổ. Đây là dấu hiệu thường thấy của các bệnh tuyến giáp, trong đó, phổ biến nhất là bướu giáp đơn thuần, chiếm khoảng 80% các bướu tuyến giáp. Do vậy, bệnh bướu cổ thường được biết đến là bướu giáp đơn thuần.

 ích giáp vương - hỗ trợ điều trị rối loạn tuyến giáp (Ảnh minh họa)

Phẫu thuật bướu cổ làm giảm tính thẩm mỹ (Ảnh minh họa).

Hiện nay, tây y có ba phương pháp điều trị bướu cổ được sử dụng, đó là: điều trị nội khoa với các loại thuốc kháng giáp tổng hợp, phẫu thuật và sử dụng i-ốt phóng xạ. Mỗi phương pháp này đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường được chỉ định dùng thuốc để bảo tồn tuyến giáp. Nếu điều trị nội khoa không hiệu quả, người bệnh sẽ được phẫu thuật hoặc điều trị bằng phóng xạ I-131. Đối với những bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật, chi phí và tính thẩm mỹ sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, nguy hiểm hơn, bệnh nhân có thể gặp tình trạng suy giáp sau phẫu thuật.

Điều trị bằng i-ốt phóng xạ được áp dụng ở Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1978 tại khoa Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai. Đến nay, phương pháp này đã được áp dụng chữa trị cho hàng triệu bệnh nhân trên cả nước. Tuy nhiên, việc điều trị bằng i-ốt phóng xạ phải được cân nhắc khi áp dụng với người có thể trạng yếu, mắc bệnh tim mạch, suy giảm chức năng gan,… Phương pháp này chủ yếu được chỉ định cho người mắc basedow, cường giáp hoặc ung thư tuyến giáp nhưng vẫn tồn tại nguy cơ biến chứng sang suy giáp.

Bình luận