Điều trị rối loạn chức năng tuyến giáp
Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng và lớn nhất, ảnh hưởng đến hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể. Khi chức năng tuyến giáp bị rối loạn thì các tế bào trong cơ thể sẽ không còn hoạt động hiệu quả như bình thường, khiến bạn dễ mắc nhiều bệnh khác.
Tuyến giáp có vị trí nằm phía trước cổ hình cánh bướm, ngang hàng với các đốt xương sống C5-T1, gồm 2 thuỳ (thuỳ phải, thuỳ trái) và 1 eo ở giữa. Tuyến giáp có khả năng sinh tổng hợp 2 hormone là triiodothyronin (T3) và tetraiodothyronin (T4) với vai trò quan trọng là: điều hoà chuyển hoá mỡ và carbonhydrat, điều hoà hoạt động hô hấp, thân nhiệt, bài tiết trong cơ thể, sự phát triển của não, hoạt động của hệ tim mạch, thần kinh,…
Nếu chức năng tuyến giáp bị suy giảm (hay còn gọi là nhược giáp, suy giáp, giảm năng tuyến giáp) dẫn đến giảm sản xuất hormone tuyến giáp dưới mức bình thường, làm cho nồng độ hormone tuyến giáp trong máu giảm, từ đó gây ra những tổn thương ở mô và rối loạn chuyển hóa. Khi đó, người bệnh sẽ bị giảm nhịp tim, giảm cung lượng tim và tốc độ tuần hoàn, giảm độ co cơ, giảm nhu động ruột, giảm tạo máu và thân nhiệt giảm,… với một số biểu hiện dễ thấy như: mệt mỏi, tăng cân, da, tóc khô, khó tập trung,…
Ngược lại, nếu nồng độ hormone tuyến giáp trong máu tăng cao (hay còn gọi là cường giáp, tăng năng tuyến giáp) do hoạt động quá mức của tuyến giáp và gây ra những tổn hại về mô, chuyển hóa (nhiễm độc giáp) thì cơ thể xuất hiện các triệu chứng như: rối loạn chuyển hóa thân nhiệt (da bàn tay ấm và ẩm ướt, da nóng), tăng cảm giác khát (uống nhiều, đi tiểu nhiều), nhịp tim thường xuyên nhanh, tăng nhu động ruột,… Nếu không được điều trị kịp thời, cả hai tình trạng suy giảm hoặc hoạt động quá mức của tuyến giáp sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến chức năng tuyến giáp, thậm chí có thể dẫn đến ung thư tuyến giáp cùng nhiều biến chứng nguy hiểm như: hôn mê, tử vong,…
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp là do các rối loạn hệ miễn dịch, tức là cơ thể tự sinh ra các kháng thể chống lại các tế bào tuyến giáp. Ngoài ra, bệnh còn do một số nguyên nhân khác như: di truyền, căng thẳng thần kinh, quá tải hoặc thiếu i-ốt... Theo các chuyên gia y tế, i-ốt là chất tối cần thiết cho sức khỏe của tuyến giáp và sự tổng hợp hóc môn tuyến giáp. Tuy nhiên, cơ thể không tự tổng hợp được i-ốt mà chỉ hấp thu qua đường thức ăn. Không có đủ iốt, cơ thể sẽ có nguy cơ mắc các rối loạn tự miễn, trong đó có suy chức năng tuyến giáp và ung thư. Quá tải i-ốt có thể gây cường giáp trên bệnh nhân thường có biểu hiện bệnh lý tuyến giáp trước đó. Vì vậy, việc bổ sung i-ốt hợp lý có vai trò quan trọng trong điều trị hầu hết các rối loạn ở tuyến giáp bao gồm nhược giáp, cường giáp, bướu giáp và ung thư tuyến giáp.
Việc điều trị các bệnh lý của tuyến giáp cũng gây ra những khó khăn cho nhiều bệnh nhân. Tây y thường dùng thuốc để điều trị các bệnh lý tuyến giáp. Tuy nhiên, việc dùng thuốc lâu dài ít nhiều sẽ gây tác dụng phụ cho cơ thể, chưa kể nguy cơ biến chứng cũng có thể xảy ra. Đối với những người lựa chọn giải pháp phẫu thuật, việc điều trị cũng sẽ rất tốt kém. Trong khi đó, Đông y sử dụng những dược liệu thiên nhiên để điều trị bởi những ưu điểm như: An toàn cho cơ thể người bệnh khi điều trị lâu dài; bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đây cũng là xu thế trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh lý tuyến giáp ngày nay.
Bình luận