Viêm khớp dạng thấp (hay còn gọi là viêm đa khớp dạng thấp) thuộc nhóm bệnh tự miễn khá điển hình, thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 60 (chiếm 75%). Hiện nay, việc điều trị viêm khớp dạng thấp cần có chiến lược kiên trì và triệt để, tránh để lại những biến chứng đáng tiếc cho người bệnh.

Bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp thường bị viêm đối xứng các khớp nhỏ như khớp bàn – ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối, cổ chân, khớp bàn – ngón chân... Khi bị viêm, bệnh nhân thấy cứng tại khớp, khó vận động vào buổi sáng. Trong các đợt viêm như vậy, người bệnh thường đau đớn, khó hoặc không vận động được khớp, đồng thời kèm theo một số triệu chứng của các cơ quan khác (tim, mạch, phổi…) và biểu hiện toàn thân: sốt, kém ăn, suy kiệt. Sau nhiều đợt viêm khớp tiến triển, các khớp có thể biến dạng, khiến cho bàn tay có hình gió thổi, ngón tay hình cổ cò, gây hạn chế vận động, thậm chí tàn phế.

hoàng thấp linh - linh nghiệm phương viêm khớp dạng thấp (Ảnh minh họa)

Viêm khớp dạng thấp thường gặp ở các khớp nhỏ (bàn, ngón tay…)

Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính, kéo dài hàng chục năm. Do vậy, quá trình điều trị đòi hỏi người bệnh cần kiên trì, liên tục có khi đến hết đời. Người bị viêm khớp dạng thấp phải kết hợp nhiều biện pháp điều trị như nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng… Các thuốc thường được chỉ định là thuốc giảm đau chống viêm không steroid; corticoid… Tuy nhiên, những thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ. Đối với trường hợp nặng, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật thay khớp, tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Vĩnh Ngọc – khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai cho biết: chi phí để thay một khớp gối giả lên tới 50 đến 70 triệu đồng, đồng thời các biến chứng khi phẫu thuật thay khớp cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Trà Linh

Bình luận