Theo thống kê, hiện nay nước ta có khoảng 8 triệu người bị suy thận mạn, gây tổn hại sức khỏe người bệnh, kiệt quệ về kinh tế của gia đình và xã hội, việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn. Trong số những nguyên nhân dẫn đến suy thận như đái tháo đường, viêm cầu thận, sỏi thận, lupus ban đỏ,... thì có tới 30% bệnh nhân suy thận là do tăng huyết áp. Điển hình như trường hợp của bà Đinh Thị Nam (62 tuổi) ở tổ 10, khu 2, phường Trưng Vương, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh- một bệnh nhân bị suy thận độ 2 bởi biến chứng từ tăng huyết áp.

Năm 2009, bà Nam thấy người mệt, ăn kém, ngủ được 1-2 tiếng lại trằn trọc - cứ thế hết đêm này qua đêm khác. Sau đó, bà vài lần tới khám bảo hiểm tại Nam Khê: "Các bác sĩ ở đây không nói bệnh, chỉ cấp cho tôi ít thuốc uống gồm hạ huyết áp, thuốc bổ gan, thuốc đau đầu. Nghi ngờ, tôi mang kết quả xét nghiệm lên bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển (Uông Bí) vì có người em làm ở đấy. Em tôi nhìn phiếu xét nghiệm rồi cho biết tôi bị suy thận, phải điều trị ngay"- Bà cho biết.

Quá lo lắng cho bệnh tình của mình, bà Nam vào bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển điều trị với kết luận bị suy thận độ 2 do tăng huyết áp kéo dài. Bà nói: "Suốt nửa tháng nằm ở bệnh viện, mỗi ngày tôi được bác sĩ cho thuốc tiêm, uống thuốc hạ huyết áp, bổ máu, trợ tim. Tuy nhiên, người vẫn mệt mỏi, sức khỏe sút dần, bệnh không thấy đỡ. Gia đình đã xin bệnh viện cho tôi về nhà để dùng thuốc nam. Suốt quá trình ủ bệnh, huyết áp của tôi có lần lên 180-200 mmHg, khiến người thấy nôn nao, chóng mặt, đầu óc quay cuồng, mệt mỏi, mất ngủ, chỉ muốn ngồi một chỗ, không ăn được, cứ cho cơm vào miệng lại buồn nôn, không thể nuốt nổi".

 

Mi Anh

(Theo suckhoedoisong.vn)

 

Bình luận