Trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé từ 3 đến 6 tháng tuổi, thường gặp tình trạng đổ mồ hôi trộm dù đang nằm trong phòng điều hòa mát. Hiện tượng này có thể khiến cha mẹ lo lắng về sức khỏe của con mình và không biết cách xử lý như thế nào. Bài viết này sẽ giải thích nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý khi trẻ bị đổ mồ hôi trộm trong phòng điều hòa.

Triệu chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ như thế nào?

Đổ mồ hôi trộm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường phổ biến hơn ở trẻ nhỏ. Triệu chứng này thường xuất hiện ở vùng đầu, cổ, và lưng của trẻ. Một số trẻ sơ sinh còn có thể bứt rứt, chân ngủ không yên, hay giật mình, chán ăn, khuấy khóc, rụng tóc hình vành khăn, còi xương, và chậm lớn. 

Đổ mồ hôi trộm là hiện tượng thường xuyên gặp phải ở trẻ nhỏ

Đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên, nếu bị đổ mồ hôi nhiều ở lòng bàn chân, bàn tay, và đầu trong mọi điều kiện thời tiết, có thể trẻ đang gặp phải chứng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis).

Nguyên nhân nào khiến bé bị đổ mồ hôi khi nằm điều hòa?

Trẻ ra mồ hôi đầu và lưng, đặc biệt là ra mồ hôi trộm cho dù đang nằm điều hòa có thể vì những nguyên nhân sau đây:

Mồ hôi trộm sinh lý

Ở trẻ, sự trao đổi chất diễn ra mạnh hơn so với người lớn và hiện tượng đổ mồ hôi trộm nhiều hơn chính là cách để cơ thể của bé được tỏa nhiệt. Trong trường hợp này, mồ hôi trộm không gây tác động xấu đến sức khỏe của trẻ

Chứng tăng tiết mồ hôi

Chứng tăng tiết mồ hôi, hay còn gọi là hyperhidrosis, có thể xảy ra mà không rõ lý do. Đối với trẻ nhỏ, biểu hiện thường thấy là đổ mồ hôi trộm ở lòng bàn tay và bàn chân, làm cho các vùng này thường xuyên bị ướt.

Không gian ngủ chưa thoải mái

Dù đang nằm điều hòa nhưng nếu trẻ mặc quá nhiều lớp quần áo hoặc đắp nhiều chăn, cơ thể sẽ tăng thân nhiệt và đổ mồ hôi trộm.

Mắc một số bệnh lý 

Trẻ ốm sốt, mắc bệnh tuyến giáp, bệnh tim bẩm sinh, xơ nang, lao sơ nhiễm, hoặc các bệnh nhiễm trùng khác có thể khiến trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ.

Ba mẹ không nên chủ quan nếu thấy con thường xuyên đổ mồ hôi trộm

Thiếu Vitamin D và Canxi

Nếu trẻ bị đổ mồ hôi trộm dù nằm trong phòng điều hòa mát, mồ hôi vẫn xảy ra sau 1 tiếng khi trẻ ngủ kèm theo tình trạng ngủ không ngon giấc, hay trằn trọc giật mình, quấy khóc về đêm hoặc rụng tóc vành khăn, rất có thể đây là dấu hiệu của mồ hôi trộm bệnh lý do thiếu vitamin D3 và canxi.

Vitamin D và canxi là cần thiết cho sự phát triển xương và răng. Thiếu vitamin D sẽ gây bệnh còi xương, khiến trẻ bứt rứt khó chịu, bị đổ mồ hôi trộm nhiều. Đặc biệt là các trẻ sinh non, bị nhẹ cân, còi xương, rối loạn tiêu hóa.

Trong khi đó, thiếu canxi làm ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất ở thần kinh trung ương, dẫn đến trẻ khó ngủ và đổ mồ hôi nhiều.

Cách xử lý khi trẻ đổ mồ hôi trộm trong phòng điều hòa
Khi phát hiện bé bị đổ mồ hôi trộm, mẹ hãy thực hiện những việc sau để khắc phục ngay:

  • Lau Khô Mồ Hôi

Khi thấy tay chân bé bị đổ mồ hôi, mẹ nên dùng khăn mềm lau khô và xoa nhẹ tay chân bé để cơ thể ấm dần lên.

  • Kiểm Tra Nhiệt Độ Phòng

Mẹ nên giữ nhiệt độ phòng luôn thoáng mát, có thể kiểm tra nhiệt độ bằng cách sờ vào gáy bé. Nếu gáy ấm chứng tỏ bé không bị lạnh. Ngoài ra, có thể dùng nhiệt kế để đảm bảo nhiệt độ phòng ổn định.

  • Mặc Quần Áo Thoáng Mát

Không nên quấn bé quá kỹ trong chăn, tã lót. Hãy cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi.

  • Bổ Sung Nước

Để tránh mất nước, nên cho trẻ bú hoặc uống nước thường xuyên. Lượng nước tùy thuộc vào cân nặng và nhu cầu của trẻ.

  • Hạn Chế Vận Động Trước Giờ Ngủ

Tránh để trẻ chơi đùa quá nhiều gần giờ đi ngủ vì sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể và dẫn đến toát mồ hôi trộm ban đêm.

  • Chế Độ Dinh Dưỡng Hợp Lý

Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý với đầy đủ chất dinh dưỡng như bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Nên cho trẻ ăn các thực phẩm mát như rau xanh, hoa quả và hạn chế thực phẩm cay nóng.

Mẹ nên dùng khăn mềm lau khô mồ hôi và xoa nhẹ tay chân bé để cơ thể ấm dần lên.

  • Bổ Sung Vitamin D và Canxi

Nếu trẻ có dấu hiệu thiếu vitamin D và canxi, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung dưới dạng uống cho con.

Khắc phục mồ hôi trộm bằng bổ sung vitamin D3 và canxi đúng cách

Để giải quyết tình trạng mồ hôi trộm bệnh lý do thiếu vitamin D và canxi cách đơn giản nhất là bổ sung các vi chất này cho trẻ. 

Đối với canxi, mẹ có thể bổ sung thông qua sữa mẹ, sữa công thức, và các thực phẩm như thịt, trứng, hải sản, và rau xanh. Tuy nhiên, nếu không có vitamin D3, việc bổ sung canxi sẽ không hiệu quả. Vì vitamin D3 là chất dẫn truyền quyết định khả năng hấp thu canxi từ ruột máu và gắn canxi vào xương. 

Trẻ có thể tạo đủ vitamin D khi ra nắng từ sau 9h sáng đến trước 4h chiều trong khoảng 10-15 phút với cẳng tay, bàn tay hoặc chân không che chắn và không dùng kem chống nắng. Tuy nhiên, Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ khuyến cáo trẻ dưới 6 tháng tuổi nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời dù là sáng sớm.

Trong điều kiện không thể phơi nắng, các thực phẩm không cung cấp đủ nhu cầu cần thiết, mẹ nên bổ sung thông qua các sản phẩm bổ sung D3 cho con. Các nghiên cứu gần nhất cho thấy nếu trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nhiều lợi khuẩn có thể hấp thu vitamin D3 dễ dàng và an toàn nhất. Hiện nay trên thị trường đã có sản phẩm bổ sung kết hợp vitamin D3 và lợi khuẩn. Với dạng phối hợp này, mẹ có thể tiết kiệm thời gian và chi phí khi chăm sóc con nhỏ, đồng thời bé trở nên dễ hợp tác hơn khi dùng. 

Nhỏ giọt D3 Bebugold - công thức kết hợp giữa vitamin D3 và lợi khuẩn

Hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ đổ mồ hôi trộm dù nằm trong phòng điều hòa mát sẽ giúp cha mẹ yên tâm hơn và chăm sóc con tốt hơn. Đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần bổ sung sản phẩm chứa vitamin D3 và canxi để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho trẻ

DS Trang Nhung

banner BGD31.webp

Bình luận