Sài đất còn có tên gọi là húng trám, ngổ núi, cúc nháp, cúc giáp, hoa múc... thuộc họ cúc. Cây mọc hoang và được trồng làm thuốc. Dân gian thường dùng toàn cây sài đất tươi để làm thuốc. Theo Đông y, sài đất vị ngọt, hơi chua, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm ho, mát máu; thường được dùng chữa cảm mạo, sốt, viêm họng, viêm phế quản phổi, ho gà, tăng huyết áp, phòng sởi, mụn nhọt.

Sài đất có tác dụng chữa sốt cao và mụn nhọt

Hình ảnh minh họa

Một số bài thuốc chữa bệnh của cây sài đất.

- Chữa sốt cao: Sài đất 20 – 50g, giã nát, pha với nước uống, bã đắp vào lòng bàn chân.

- Chữa sốt xuất huyết: Sài đất tươi 30g, kim ngân hoa 20g, lá trắc bá (sao đen) 20g, củ sắn dây 20g (có thể dùng lá sắn dây), hoa hòe (sao cháy) 16g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang. Nếu sốt cao, khát nhiều, thêm củ tóc tiên (mạch môn) 20g.

 - Chữa viêm cơ (bắp chuối): Sài đất tươi 50g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang. Kết hợp với sài đất tươi, giã nát, đắp tại chỗ nơi bị sưng đau.

- Chữa viêm bàng quang: Sài đất tươi 30g, bồ công anh 20g, mã đề 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần.

-  Chữa nhọt: Sài đất 30g, kim ngân hoa, lá 15g, khúc khắc (thổ phục linh) 10g, bồ công anh 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần.

- Chữa rôm sảy trẻ em: Sài đất vò nát, pha nước tắm cho trẻ.

   Chúc bạn sức khỏe

Đặng Nhài

 

 

 

Bình luận