Từ xa xưa mơ được nhiều dân tộc trên thế giới, nhất là ở phương Đông biết đến, không chỉ trong đồ ăn thức uống mà còn là vị thuốc. Mơ nói chung và mơ Hương Tích nói riêng với màu vàng óng tỏa mùi hương và vị chua đặc biệt đã có tác dụng kỳ diệu làm dịu cơn khát. Trong quả mơ đã có sẵn tính chất “sinh tân chỉ khát” tuyệt vời được ghi nhận từ rất xa xưa.

Đông y gọi quả mơ là mai tử, vị chua, tính bình. Mai tử vào các kinh can, tỳ, phế, đại tràng.

Trong thịt quả mơ có nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin A và vitamin C, acid citric, đường, chất nhầy, muối khoáng. Bạch mai (mơ muối) có tác dụng cân bằng sự thẩm thấu giữa tế bào và máu, kích thích ăn ngon.

Mơ có tác dụng chữa đau nhức răng

Ảnh minh họa

 

  • Chữa răng đau nhức: quả mơ chín giã nát đắp vào răng.
  • Đau bụng giun: 300g bạch mai, 3 thìa đường sắc nước uống.
  • Trúng phong, răng nghiến chặt, dùng ô mai đánh gió, chà răng.
  • Giải rượu: dùng mơ nấu với trà uống (rất hay).
  • Một số bài thuốc

    • Chữa ho lâu ngày: bạch mai 20g, cát cánh 10g, mạch môn 10g, cam thảo 5g, trần bì 10g, hoàng kỳ 20g, 2 bát nước sắc còn 1/2 bát, chia 2 lần uống trong ngày.
    • Đái tháo đường, không tự chủ được tiểu tiện: bạch mai, thục địa, hoài sơn, đan phiến, ngũ vị tử. Mỗi loại 10g. Nhục quế 2g. Sắc uống.
    • Sỏi mật, viêm đau túi mật: bạch mai, cam thảo chế, kim tiền thảo, hải kim sa, diên hồ tố, kê nội kim. Mỗi loại 15g sắc uống.
    • Đi lỏng dài ngày do tỳ hư: bạch mai, bạch truật, kha tử, đảng sâm, mỗi loại 10g sắc uống.
    • Ra mồ hôi trộm: bạch mai, hoàng kỳ, ma hoàng căn, đương quy. Mỗi loại 10g sắc uống.
    • Miệng khô khát phiền nhiệt: bạch mai, thiên hoa phấn, ngọc trúc, thạch hộc. Mỗi loại 6g sắc uống.
    • Tẩy giun đũa: bạch mai 10g, xuyên tiêu 6g, gừng 3 lát sắc uống.
    •  Ù tai (có tiếng vo ve trong tai): nghiền hay ép mấy nhân hạt mơ  lấy ít dầu nhỏ vào lỗ tai (kinh nghiệm dân gian của Pháp).                                              

Chúc các bạn sức khỏe

Mai Lan

Bình luận