Điếc tai bẩm sinh, nhất là trong 6 tháng đầu đời có thể được cải thiện nếu phát hiện sớm, can thiệp và điều trị kịp thời. Vậy các bậc cha mẹ cần làm gì để phát hiện con mình mắc căn bệnh này?

Làm thế nào để phát hiện trẻ bị điếc tai bẩm sinh?

Trước hết, điếc tai bẩm sinh thường khó phát hiện do trẻ chưa biết nói. Nếu không kịp thời thì việc trẻ bị mất thính lực hoàn toàn là hậu quả khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, với công nghệ khoa học hiện đại ngày nay, các bậc cha mẹ cần chú ý tới biểu hiện của trẻ, để có biện pháp kiểm tra, sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của bệnh, khi đó, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn nhiều. Vậy dựa vào những biểu hiện nào của trẻ để cha mẹ có thể phát hiện bệnh điếc tai bẩm sinh từ sớm?

 can-chu-dong-kham-thinh-luc-cho-tre-sau-sinh

Cần chủ động khám thính lực cho trẻ sau sinh

Khám thính lực ở trẻ sau khi sinh là điều cực quan trọng

Theo các chuyên gia, việc khám thính lực ở trẻ sau khi sinh là điều cực kỳ quan trọng và nên thực hiện tại những bệnh viện uy tín. Ở những trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi, khi có âm thanh lớn, bất ngờ mà trẻ không thức giấc, thậm chí không khóc, không cử động, không có bất kỳ phản ứng nào khác; hoặc không thể xoa dịu trẻ lúc khóc bằng giọng nói… thì gia đình cần nhanh chóng đưa đi khám, kiểm tra càng sớm càng tốt. Với những trẻ trên 6 tháng tuổi, biểu hiện của việc giảm thính lực thường là: không nhận ra người thân khi nói chuyện; không có phản ứng gì lúc được người nhà gọi đến tên mình; không tập nói bập bẹ, không tự oe oe gọi chuyện… Ở giai đoạn trên 12 tháng tuổi, nếu gặp vấn đề về khả năng nghe, trẻ thường gặp khó khăn trong việc phát ra âm thanh hay sử dụng ngôn ngữ, không quay chính xác về hướng người gọi mình,... Tình trạng này càng kéo dài thì khả năng giao tiếp với xã hội bên ngoài của trẻ càng gặp nhiều khó khăn, có thể dẫn tới tự kỷ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý.

Ngọc Anh

Bình luận