Trái cây và rau màu trắng có chứa hóa chất gọi là allicin-chất giúp làm thấp mức độ cholesterol xấu cũng như giảm nguy cơ cao huyết áp, đồng thời cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch… 

Nấm

 Nấm có rất ít calo và chứa khoảng 80-90% nước. Đồng thời, nấm có chứa lượng natri, carbohydrate, chất béo và giàu chất xơ. Đây là lý do tại sao nấm là thực phẩm tốt để giảm cân.

Nấm là một nguồn tuyệt vời cung cấp kali, chất giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ, do đó, nấm tốt cho những người bị cao huyết áp.

Nấm cũng rất giàu đồng, một khoáng chất có tác dụng bảo vệ tim. Một phần nấm cung cấp khoảng 20 đến 40%  nhu cầu hàng ngày của của cơ thể.

Nấm được cho là giúp chống lại ung thư, bởi thực phẩm này giàu selen, một chất chống oxy hóa khi kết hợp với vitamin E giúp tế bào chống khỏi các tác hại của gốc tự do.

Nấm nút trắng có nhiều khả năng thu dọn gốc oxy hơn các loài nấm khác, bởi aromatase, một loại enzyme tham gia vào sản xuất estrogen, và 5-alpha-reductase, một loại enzyme có thể chuyển đổi testosterone thành DHT.

Đồng thời, loại nấm này có thể làm giảm nguy cơ ung thư, giúp giảm bớt sự tăng sinh tế bào trong cũng như kích thước khối u.

Nấm shiitake (nấm hương) chứa các Lentinan, được cho là hữu ích trong việc chiến đấu chống lại AIDS, nhiễm trùng…

Trong 100g nấm hương khô có 12-14g protein (vượt xa so với nhiều loại rau khác). Nấm hương có tác dụng điều tiết chuyển hóa, tăng cường năng lực miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hóa… Đây là thức ăn lý tưởng cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng.

Nấm cũng giàu protein, chất xơ và vitamin B, giúp duy trì sự trao đổi chất khỏe mạnh.

Chất chiết xuất từ nấm giúp ngăn chặn chứng đau nửa đầu và có lợi cho những người bị bệnh tâm thần...

Nấm sò được cho là hữu ích trong việc tăng cường các tĩnh mạch và thư giãn dây chằng. Loại nấm này cũng chứa một chất có tác dụng chống ung thư rất hiệu quả.

Nấm kim châm không chỉ giàu protit, lipit, mà còn chứa nhiều loại vitamin như B1, B2, C, PP, E và các acid amin cần thiết cho sự phát triển cơ thể, trong đó đặc biệt nhiều lysine (hàm lượng cao gấp đôi so với nấm mỡ), rất cần cho quá trình sinh trưởng phát dục, cải thiện chiều cao và trí lực của trẻ em. Vì thế, loại nấm ăn này còn được gọi là nấm tăng cường trí lực.

Ngoài ra, hàm lượng kẽm và kali trong nấm kim châm tương đối cao trong khi nhưng hàm lượng Na lại rất thấp nên đây cũng là một trong những loại thực phẩm hữu ích cho những bệnh nhân bị tăng huyết áp.

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nấm kim châm còn có tác dụng làm hạ mỡ máu, phòng chống bệnh lý viêm loét đường tiêu hóa và bệnh gan mật. Các nhà khoa học Nhật Bản đã chiết xuất từ loại nấm này ra một chất có tác dụng chống ung thư rất hiệu quả.

Nấm mỡ có tác dụng làm giảm đường và cholesterol máu, phòng chống ung thư và cải thiện chức năng gan. Bởi vậy, đây là loại thực phẩm rất thích hợp cho những người bị ung thư, tiểu đường, tăng cholesterol máu, cao huyết áp, giảm bạch cầu và viêm gan.

Nấm rơm là thức ăn rất tốt cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tiểu đường, ung thư và các bệnh lý mạch vành tim.

Khoai tây

Khoai tây giàu vitamin C, vitamin B6, đồng, mangan, và chất xơ, là thực phẩm giúp sản xuất năng lượng. Năng lượng sản xuất thông qua khoai tây được lưu trữ dưới dạng glycogen trong cơ và gan, nó có chức năng như một nguồn năng lượng sẵn có trong khi tập luyện vất vả kéo dài.

Khoai tây có hàm lượng natri thấp, gần như không có chất béo và dễ tiêu hóa.

Loại củ này hữu ích trong việc chữa viêm loét dạ dày và viêm đại tràng. Đồng thời có thể giúp ngăn ngừa ung thư ở các tuyến và các cơ quan vì giàu vitamin A.

Khoai tây là thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường bởi vì giúp kiểm soát lượng đường trong máu, chống đau tim và đột quỵ và ổn định huyết áp.

Ngô nếp

Thành phần dinh dưỡng trong ngô nếp: Nước, protein, carbohydrate, chất xơ, đường, không chứa cholesterol, giàu canxi, sắt, magie, photpho, kali, kẽm, vitamin C, B1, B2, B3, B6, B12, Pantothenic acid, folate, vitamin A, E, K, beta caroten, lycopene, lutein và zeaxanthin…

Cũng giống như ngô ngọt vàng, ngô nếp cũng tốt cho tim mạch, gan, thận.

Chất xơ trong ngô giúp mức cholesterol thấp hơn và cũng làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết...

Các chất chống ôuhxy hóa trong ngô giúp chống lại nguy cơ ung thư.

Hành tây

Hành tây còn chứa chất chống oxy hóa cực mạnh là quercetin, tiếp đó là phenol, flavonoids, giúp phòng ngừa một số bệnh ung thư. Một số nghiên cứu còn cho thấy rằng, ăn hành tây có thể giúp giảm ung thư ở đầu và cổ, ung thư ruột kết bằng cách ức chế sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư.

Hành tây cũng có ích trong việc chữa lành các vết thương vì tác dụng chống viêm, giảm sưng tốt, giảm viêm xoang.

Chất flavonoid trong hành còn có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim mạch.

Hành tây còn chứa hàm lượng sunfua, có thể trợ giúp trong việc làm giảm lipid máu.

Hành tây giúp cơ thể trong việc trừ giun và các ký sinh trùng khác, đồng thời giúp lượng đường trong máu thấp hơn, tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường, chống dị ứng, ngoài việc nhuận tràng.

Chất chiết xuất từ hành tây phong phú sulfide, chất chống lại sự phát triển khối u.

Ngoài ra, hành tây được nghiên cứu và chứng tỏ là hữu ích trong việc giảm các bệnh sau đây:

  • Bệnh suyễn
  • Viêm nhiễm do vi khuẩn
  • Ho
  • Cảm lạnh
  • Bệnh cúm
  • Mất ngủ
  • Béo phì
  • Viêm phổi
  • Lao
  • Viêm dây thần kinh
  • Vertigo (Chóng mặt)
  • Viêm phế quản

Theo mangthai.vn Dịch (Theo Iloveindia và Infoniac)

Bình luận