Những tháng đầu năm, do thời tiết thay đổi thất thường, lúc mưa ẩm, khi thì nắng nóng, tạo điều kiện thuận lợi bệnh sốt xuất huyết bùng phát. Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường sốt cao nên cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Vậy, để tăng cường sức khỏe, người bệnh sốt xuất huyết uống sữa được không? Thắc mắc này sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây!

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết được xem một trong những bệnh virus rất nguy hiểm, truyền nhiễm bởi loài muỗi, đặc biệt là muỗi vằn (có tên aedes aegypti hoặc muỗi aedes albopictus). Chúng đưa virus sốt xuất huyết vào máu bằng cách đốt qua da. Hiện tại, có 4 loại virus sốt xuất huyết với ký hiệu là: DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.

 Sốt xuất huyết lây truyền bởi loài muỗi 

Sốt xuất huyết lây truyền bởi loài muỗi

Nếu để tình trạng bệnh kéo dài mà không có biện pháp chữa trị phù hợp có thể dẫn tới tử vong. Điều quan trọng nhất là bạn phải xác định được các dấu hiệu sốt xuất huyết để có biện pháp xử lý sớm, nhằm giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm.

Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

Những người bị sốt xuất huyết thường gặp phải một số triệu chứng điển hình, kéo dài khoảng 5 – 7 ngày như:

- Sốt từng cơn, nhiệt độ cao khoảng 40oC.

- Đau nhức đầu.

- Đau ở vùng mắt (hốc mắt).

- Đau mỏi cơ xương khớp.

- Miệng đắng.

- Cảm giác mệt mỏi, mất thăng bằng.

- Chóng mặt, buồn nôn.

- Phát ban gây ngứa trên da.

  Một số triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

Một số triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

Các ban sốt xuất huyết có thể hình thành sau 2 – 3 ngày nhiễm virus. Lúc này, bạn nên tìm phương án chữa trị ngay để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng bệnh sốt xuất huyết

Khi không xử lý được, người bệnh sốt xuất huyết dễ gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như:

- Thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24 - 48 giờ).

- Tràn dịch màng phổi có biểu hiện: Đau ngực, cảm giác tức nặng ngực, đau ngực tăng khi thay đổi tư thế, khó thở.

- Tràn dịch màng bụng: Bụng to nhanh, khó thở.

- Gan to: Đau tức vùng hạ sườn phải hoặc thượng vị.

- Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc do giảm khối lượng tuần hoàn với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, huyết áp kẹt, tiểu ít.

- Xuất huyết:

 Biến chứng sốt xuất huyết gây chảy máu 

Biến chứng sốt xuất huyết gây chảy máu

+ Xuất huyết dưới da: Nốt xuất huyết hoặc mảng xuất huyết thường ở mặt trước 2 cẳng chân và trong 2 cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn.

+ Xuất huyết ở niêm mạc: Chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu. Kinh nguyệt kéo dài hoặc có kinh sớm hơn kỳ hạn.

+ Xuất huyết nội tạng như tiêu hóa, phổi, não với biểu hiện: Nôn ra máu, đi tiểu ra máu, ho ra máu, ra máu âm đạo bất thường,…

- Biến chứng nguy hiểm nhất là suy tạng như: Viêm gan, viêm não, viêm cơ tim, gây sốc,… dẫn tới tử vong.

Hiện nay, chưa có loại thuốc nào đặc trị sốt xuất huyết nên bạn cần phải cảnh giác và đề phòng tối đa để tránh bị muỗi đốt hoặc lây bệnh khi đang sinh sống trong vùng dịch. Trong khi bị sốt, sẽ cảm thấy mệt mỏi và có cảm giác chán ăn nên việc bổ sung dinh dưỡng là rất cần thiết.

Vậy người bị sốt xuất huyết uống sữa được không?

Vậy: Bị sốt xuất huyết uống sữa được không? Để trả lời cho câu hỏi này còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể:

Trước khi bị sốt xuất huyết, bạn có dị ứng với sữa không?

Bình thường, khi uống sữa mà gặp phải các biểu hiện như: Người nôn nao hoặc có hiện tượng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,… Đây là phản ứng cơ thể không thích nghi với việc sử dụng sữa. Do đó, những người có cơ địa nhảy cảm bị sốt xuất huyết thì tuyệt đối không nên uống sữa, sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và khả năng hồi phục.

 Khi bị sốt xuất huyết có nên uống sữa không? 

Khi bị sốt xuất huyết có nên uống sữa không?

Người bị sốt xuất huyết đang phải dùng tới thuốc hỗ trợ điều trị

Nếu bạn hoặc người thân bị sốt xuất huyết nặng, đang phải dùng thuốc để điều trị thì cần phải cân nhắc, xem xét các thành phần của thuốc có phản ứng gì khi uống cùng sữa không? Bởi thành phần trong sữa có thể phá vỡ cấu trúc của thuốc, làm giảm tác dụng hoặc gây độc khi sử dụng song song với nhau. Nếu bạn muốn bổ sung sữa, cần sử dụng cách thời gian uống thuốc khoảng 2 giờ.

Loại sữa nào phù hợp khi bị sốt xuất huyết?

Nếu cơ địa không dị ứng với sữa hoặc bạn bị sốt xuất huyết không trong thời gian điều trị bằng thuốc thì có thể bổ sung đồ uống giàu dinh dưỡng này. Sữa còn là thức uống bổ sung vitamin và calo, giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch. Tốt nhất, bạn nên chọn sữa tươi tiệt trùng, không chất bảo quản.

Cải thiện bệnh sốt xuất huyết hiệu quả bằng bộ đôi sản phẩm thảo dược

Bên cạnh việc uống sữa, người bệnh nên sử dụng các thức ăn dạng lỏng, tính mát để cơ thể dễ hấp thu hơn, từ đó tăng sức đề kháng một cách tốt nhất. Tránh dùng những thức ăn cứng, đồ cay, nóng khó tiêu hóa. Đồng thời, để hồi phục sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch nhanh chóng và hiệu quả, các chuyên gia khuyến nghị, bạn nên sử dụng dòng sản phẩm thảo dược. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe với thành phần, công thức độc đáo từ sự kết hợp của nhiều cây thuốc quý, chứa các hoạt chất tự nhiên an toàn, bao gồm: Cao lá neem, L-Lysine, cao bạch chỉ, cao lá xoài, cao cỏ nhọ nồi, cao tạo giác thích, kẽm gluconate, kali iodid và vitamin C. Những thành phần này đều có chứa các kháng sinh thực vật, giúp chống viêm, giảm nhẹ triệu chứng, cải thiện bệnh nhanh chóng, nâng cao sức đề kháng, tăng cường khả năng hệ miễn dịch đặc hiệu cho cơ thể, tạo màng chắn bảo vệ các bộ phận, ngăn chặn sự tấn công của những vật thể lạ như virus sốt xuất huyết, sởi, thủy đậu, tay chân miệng, viêm loét miệng,… từ đó giúp cơ thể vượt qua virus thành công.

  Cao lá neem hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết an toàn, hiệu quả

Cao lá neem hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết an toàn, hiệu quả

Bên cạnh đó, kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược đường bôi với thành phần chính là nano bạc có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm,… cùng với chitosan, dịch chiết neem sẽ giúp làm sạch, đẩy nhanh quá trình lành các nốt mụn, tổn thương da, tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo,... thúc đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết, thủy đậu, sởi, herpes, tay chân miệng,… an toàn, hiệu quả và phù hợp với mọi lứa tuổi sử dụng. Đây chính là sự kết hợp độc đáo, giúp bạn xóa bỏ nỗi lo mắc bệnh sốt xuất huyết hay các bệnh ngoài da do virus khác an toàn, phù hợp cho mọi đối tượng người dùng.

Thắc mắc: Khi bị sốt xuất huyết uống sữa được không đã có lời giải đáp? Đừng quên giữ vệ sinh môi trường sống, đồng thời sử dụng bộ đôi sản phẩm thảo dược để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết hiệu quả, an toàn nhé!

 

 

Bình luận

  • Nguyễn quyên
    Nguyễn quyên - Gửi lúc 21:22 09/10/2022
    Xin bạn tư vấn cho mình
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn. Không biết bạn đang mắc vấn đề gì về sức khỏe cần tư vấn?