Uống bia, rượu có hại thận không? Đây là thắc mắc phổ biến trên các diễn đàn bởi rượu, bia là thức uống quen thuộc được nhiều người sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc trên nhé!

Uống bia, rượu có hại thận không?

Rượu, bia di chuyển từ miệng đến dạ dày, xuống ruột một phần rồi nhanh chóng được hấp thu vào hệ tuần hoàn, tới các cơ quan như não, thận, phổi và gan. Cùng với quá trình di chuyển đó, trong cơ thể, rượu sẽ được chuyển hóa nhanh chóng thành acetaldehyde, sau đó về dạng không độc và đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, nếu như lượng rượu vào trong cơ thể vượt quá khả năng chuyển hóa của gan, hàm lượng acetaldehyde sẽ tăng lên nhanh trong máu và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể. Cụ thể như sau:

Theo Tổ chức Thận Anh Quốc, thường xuyên uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận lên gấp đôi. Thận có vai trò lọc và thải chất độc ra khỏi máu, nhưng rượu, bia làm suy giảm khả năng thực hiện chức năng này của thận. Đồng thời, uống nhiều rượu làm tăng huyết áp, đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây bệnh thận. Chỉ cần một lần quá chén cũng có thể gây suy thận cấp, chức năng thận bị ảnh hưởng do lượng cồn trong máu tăng quá nhanh. Uống nhiều rượu, bia có thể để lại tổn thương mãi mãi cho thận.

    Uống bia, rượu có hại thận không?

Uống bia, rượu có hại thận không?

Như vậy, câu hỏi uống bia, rượu có hại thận không đã được giải đáp. Uống rượu, bia không chỉ ảnh hưởng đến thận mà còn làm tổn hại một số cơ quan khác như: 

- Hệ tuần hoàn: Rượu theo máu di chuyển đến khắp cơ thể. Dưới tác động của cồn, các mạch máu giãn nở khiến lưu lượng máu lớn hơn di chuyển đến bề mặt da. Tuy nhiên, phản ứng này là tạm thời, ngay sau đó, cơ thể sẽ bị mất nhiệt và hạ huyết áp.

- Não bộ: Khi đi vào não, rượu ức chế hoạt động của cơ quan thần kinh trung ương này, làm suy giảm khả năng kiểm soát các hành vi và chức năng của cơ thể. Nồng độ cồn trong máu càng cao thì mức độ ảnh hưởng càng lớn. 

- Gan: Rượu được bài tiết một phần qua phổi, thận và da. Nhưng phần lớn (90 - 95%) sẽ được đưa đến gan để xử lý. Một lá gan khỏe mạnh có thể chuyển hóa khoảng 2 đơn vị rượu mỗi ngày. Nhưng khi lượng rượu vượt quá ngưỡng này, hàm lượng acetaldehyde sẽ tăng lên, hoạt động như một chất oxy hóa mạnh, phá hủy cấu trúc và chức năng của gan. Lâu dần, các mô gan sẽ bị phá hủy, lưu lượng máu đến gan suy giảm, chức năng gan không được đảm bảo.

 Uống nhiều bia rượu có thể ảnh hưởng đến gan

Uống nhiều bia rượu có thể ảnh hưởng đến gan

Uống bia, rượu như thế nào cho đúng?

Để có thể đảm bảo sức khỏe cho bản thân, đồng thời vẫn có những cuộc vui thì nên có cách uống rượu, bia hợp lý. Cụ thể như sau:

Liều lượng khi uống

Lượng bia, rượu bạn nên uống sẽ phụ thuộc vào nồng độ cồn của chế phẩm đó. Bạn nên áp dụng tính lượng rượu mình nên uống theo công thức sau

Số đơn vị cồn/ngày = Dung tích (ml) x nồng độ (%) x 0,79 (hệ số quy đổi).

Khi uống cần giới hạn: Đối với nam: ≤ 02 đơn vị cồn/ngày; Nữ: ≤ 01 đơn vị cồn/ngày. 

Tốc độ uống

Để tránh hiện tượng kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày, bạn nên uống từ từ, chậm rãi. Việc uống rượu chậm cũng tạo điều kiện cho gan có đủ thời gian để kịp oxy hóa rượu, giảm nồng độ acetaldehyde trong máu. Từ đó, giảm độc tính và nguy cơ say.

Ăn trước và trong khi uống

- Trước khi sử dụng rượu, bia, bạn nên uống nước lọc, nước hoa quả, súp hay nước canh, đặc biệt là rau xanh trước để pha loãng nồng độ cồn, từ đó giảm kích ứng dạ dày. 

- Bổ sung thêm đồ ăn có nhiều protein để giảm nồng độ cồn trong máu. Không nên uống rượu lúc đói để hạn chế sự hấp thu rượu.

- Không nên uống rượu với đồ uống có ga bởi thành phần cacbonat sẽ làm tăng tốc độ hấp thu rượu vào trong máu.

Ăn trước khi uống rượu bia giúp tránh gây hại sức khỏe

Ăn trước khi uống rượu bia giúp tránh gây hại sức khỏe

Giải pháp thảo dược hỗ trợ cho người thường xuyên uống rượu, bia

Có thể thấy, rượu đem lại những tác hại không nhỏ với cơ thể. Thấu hiểu điều này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm giúp giảm tác dụng có hại của rượu, bia với thành phần chính là natri succinate. Sản phẩm không chỉ giúp bạn nhanh chóng giảm cảm giác nôn nao mà còn hỗ trợ bảo vệ các cơ quan trong cơ thể. Cụ thể:

Giảm sự hấp thu của rượu vào máu

- Acid citric: Hạn chế sự hấp thu của rượu bằng phản ứng este hóa

C3H4OH(CO⸾OH)3 + 3 H⸾OC2H53 H2O + C3H4OH(COOC2H5)3

Tăng cường chuyển hóa và đào thải rượu ra khỏi cơ thể

- Cao lá sắn dây: Flavon toàn phần của sắn dây có tác dụng hạ huyết áp do làm giãn mạch ngoại biên, giảm trở lực tuần hoàn não, tăng lưu thông máu. Từ đó, làm tốc độ thanh thải rượu ở thận.

- Taurine: Có tác dụng giảm bớt cảm giác thèm rượu sau khi cai nghiện, đồng thời giúp kích thích tăng cường chuyển hóa và đào thải ethanol.

Tăng cường năng lượng, giảm triệu chứng mệt mỏi, nôn nao

- Acid citric, natri succinate: Trực tiếp tham gia vào chu trình Krebs giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể.

- Taurine: Ổn định lại đường huyết, giúp các tế bào có nguyên liệu để khởi động chu trình Krebs, thoát khỏi trạng thái bị ức chế. Từ đó, giảm triệu chứng mệt mỏi, nôn nao.

Bảo vệ gan và các cơ quan khác trong cơ thể

- Cao cà gai leo: Các hoạt chất alkaloids và flavonoids có tác dụng chống oxy hóa, phân hủy gốc tự do, chống viêm gan, giảm men gan và ức chế sự phát triển xơ gan.

- Vitamin B6: Tổng hợp taurine trong mật, là chất chống oxy hóa mạnh, giúp làm dịu các loại oxy phản ứng.

- Vitamin C: Giảm peroxy hóa, trung hòa gốc tự do sản sinh ra từ các phản ứng chuyển hóa, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào. Tăng cường sức đề kháng khi bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc.

- Natri succinat: Tăng cường kích hoạt các tế bào sao tạo thành mô sẹo, bảo vệ gan không tổn thương thêm trước những tác động của rượu, chất độc, virus,...

 cao-san-day-ca-gai-leo-natri-succinate-va-vitamin-c-bao-ve-gan-truoc-tac-dong-cua-ruou.webp

Cao sắn dây, cà gai leo, natri succinate và vitamin C bảo vệ gan trước tác động của rượu

Như vậy, sản phẩm có thành phần chính natri succinate đáp ứng được đầy đủ các phương châm giải rượu, bảo vệ cơ thể khỏi tác dụng của rượu. Do đó, đem lại hiệu quả rất tốt cho người bị say, nôn nao, khó chịu. Đặc biệt, sản phẩm còn giúp tăng ngưỡng say và ngưỡng xuất hiện các triệu chứng khó chịu do rượu ở người uống lên đáng kể. 

Thắc mắc: “Uống bia, rượu có hại thận không?” đã được giải đáp. Bên cạnh việc uống rượu đúng cách, đừng quên sử dụng sản phẩm có thành phần chính là natri succinate để bảo vệ gan và hạn chế ảnh hưởng của đồ uống này đến cơ thể, bạn nhé!

Dược sĩ Mộc Lan

Bình luận