Chế độ dinh dưỡng cân bằng là yếu tố rất quan trọng đối với việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Các bộ phận như: xương, cơ bắp, cột sống cần chất dinh dưỡng và vitamin để giúp cơ thể thực hiện nhiều chức năng. Vì vậy, bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ nên bổ sung nguồn thực phẩm hợp lý vào chế độ ăn hàng ngày.

Thực phẩm tối ưu cho bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ

Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu vitamin, chất dinh dưỡng sẽ giúp nuôi dưỡng xương, cơ bắp và các cấu trúc khác ở cột sống. Hãy theo dõi danh sách dưới đây để hiểu rõ hơn về vai trò của vitamin và khoáng chất cần thiết cho bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Vitamin A

Vitamin A là chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Muốn có bộ xương và răng chắc khỏe, bạn cần bổ sung vitamin A trong chế độ ăn hàng ngày. Ngoài ra, cơ thể còn chuyển đổi beta-carotene thành vitamin A. Beta-carotene được tìm thấy trong các loại rau màu xanh đậm, những loại củ quả có màu cam.

Thực phẩm giàu vitamin A bao gồm: thịt bò, thịt bê, gan gà; các chế phẩm từ sữa như: bơ, phô mai, trứng; trái cây màu cam như: mơ, đào, xoài; rau củ màu cam hoặc màu xanh lá cây như: cà rốt, bí đỏ, khoai lang và rau bina.

 vitamin-a-la-chat-dinh-duong-thiet-yeu-giup-phong-ngua-thoai-hoa-dot-song-co.webp

Vitamin A là chất dinh dưỡng thiết yếu giúp phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Vitamin B12

Đây là loại vitamin cần thiết giúp tủy xương khỏe mạnh, cơ thể phát triển và duy trì hoạt động bình thường. Thực phẩm giàu vitamin B12 có thể kể đến là: gan, cá, thịt đỏ, gia cầm, trứng; các sản phẩm từ sữa như: sữa chua, pho mát…

Vitamin C

Là loại vitamin cần thiết cho sự phát triển của collagen và một số thành phần tạo nên các mô liên kết ở cơ, da, xương, mạch máu,… Vitamin C rất tốt cho bệnh nhân mắc thoái hóa đốt sống cổ hay chấn thương dây chằng. Các loại thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: dâu tây, kiwi, cam, ổi, bưởi, cà chua, bông cải xanh, rau bina, ớt đỏ, ớt xanh, khoai lang, khoai tây…

Vitamin D

Vitamin D hay còn gọi là “vitamin mặt trời” giúp điều phối sự chuyển hóa canxi, làm cho xương chắc khỏe. Hấp thụ canxi còn giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh loãng xương - một rối loạn đặc trưng bởi xương yếu và dễ gây ra chấn thương cột sống. Vì thế, những người mắc thoái hóa đốt sống cổ hay bệnh về xương khớp nên bổ sung vitamin D qua chế độ ăn uống. Những loại thực phẩm giàu vitamin D như: lòng đỏ trứng, dầu cá, sữa, nấm, một số loại cá hay ngũ cốc…

Dầu vẹm xanh có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

 Dau-vem-xanh-co-tac-dung-tot-doi-voi-thoai-hoa-dot-song-co

Dầu vẹm xanh có tác dụng tốt đối với bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Dầu vẹm xanh là chế phẩm chiết xuất từ con vẹm xanh, có chứa nhiều thành phần bổ dưỡng và các vitamin. Nổi bật trong số đó là Omega-3 có hoạt tính sinh học cao, giúp chống viêm và oxy hóa, tăng cường độ chắc khỏe của xương khớp. Hiện nay, các nhà khoa học đã dùng dầu vẹm xanh làm thành phần chính, kết hợp với những thảo dược khác như nhũ hương, thiên niên kiện,… để bào chế thành dạng viên nén tiện dùng. Sản phẩm giúp giảm đau xương khớp, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, làm chậm quá trình thoái hóa và ngăn ngừa biến chứng do thoái hóa đốt sống cổ gây ra. Đặc biệt, do có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên nên sản phẩm này rất an toàn khi dùng lâu dài.

Trên đây là một số loại thực phẩm bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày để phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ. Đặc biệt, việc sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ dầu vẹm xanh mỗi ngày là gợi ý hay để bạn tăng cường độ dẻo dai, chắc khỏe của xương khớp!

Bình luận