5 sai lầm hay mắc phải khi ăn gừng
Những thói quyen sai lầm khi sử dụng gừng chữa bệnh khi cơ thể có dấu hiệu cảm mạo, say nắng, hạ đường huyết... mà không rõ nguyên nhân là những sai lầm nhiều người đang mắc phải.
Không dùng cho người bị trúng nắng
Mùa hè trời nóng sự phân tiết dịch vị giảm nên có thể ảnh hưởng đến nhu cầu ăn uống, nếu trong bữa ăn dùng thêm vài lát gừng tươi sẽ thúc đẩy sự thèm ăn. Tuy nhiên, bạn không được dùng gừng cho những người bị trúng nắng.
Người bị cảm nắng, say nắng không nên dùng gừng.
Nước gừng tươi đường đỏ chỉ thích hợp với những người phong hàn cảm mạo, hoặc vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa, không được dùng cho những người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt, càng không được dùng cho những người bị trúng nắng.
Không dùng khi có bệnh đường ruột
Uống nước ép gừng tươi có thể trị buồn nôn do bị lạnh gây ra, còn buồn nôn do những nguyên nhân khác không nên sử dụng. Nếu ăn nhiều, bạn sẽ gặp vấn đề về tiêu hóa.
Gừng hiếm khi gây ra các tác dụng phụ nhưng nếu bạn ăn với liều lượng lớn thì sẽ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến tiêu hóa. Theo kết luận của Trung tâm Y tế, Đại học Maryland (Mỹ), ăn quá nhiều gừng có thể gây ra chứng ợ nóng, tiêu chảy và kích thích miệng. Bạn cũng có thể bị ợ hơi, đau bụng, đầy bụng, buồn nôn và luôn cảm giác có mùi gừng trong miệng.
Nếu bạn tiêu thụ một lượng lớn gừng tươi, rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng bệnh viêm ruột hoặc tắc nghẽn đường ruột.
Không dùng tùy tiện khi đang sử dụng thuốc, đặc biệt với người bị hạ đường huyết.
Không dùng khi bị sốt
Gừng sẽ làm thân nhiệt tăng cao hơn. Tuy nhiên, nếu bị cúm virus mà không sốt hay sốt nhẹ vẫn có thể dùng gừng, nhưng khi đã có dấu hiệu sốt cao và có nguy cơ tổn thương các mạch máu và xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng gừng.
Không tùy tiện khi đang dùng thuốc
Trong thực tế gừng có thể phù hợp và kết hợp được với nhiều loại thuốc. Nhưng, bạn nên cẩn trọng hơn khi dùng thuốc phải có khuyến cáo của bác sĩ. Điều không nên làm là kết hợp gừng với những loại thuốc giảm huyết áp, chống loạn nhịp tim và thuốc kích thích cơ tim. Hoạt tính của những loại thuốc này sẽ tăng lên khi có sự kết hợp với gừng và gây ra tình trạng công thuốc, quá liều.
Ngoài ra, gừng cũng không được dùng với thuốc hạ đường huyết vì gừng sẽ làm giảm lượng đường trong máu của bạn, điều này đã được quy định riêng cho bệnh tiểu đường.
Không ăn khi cho con bú
Theo kinh nghiệm dân gian, gừng được dùng trong thời gian đầu của thời kỳ mang thai nhằm giảm các triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và giảm các triệu chứng ngộ độc. Trong nửa cuối của thai kỳ, bạn nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.
Thời kỳ cho con bú, phụ nữ cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.
Theo giadinh.net.vn, Lao động
Bình luận