Tìm hiểu về bệnh vảy nến toàn thân

Vảy nến là bệnh tự miễn, xảy ra do sự rối loạn của hệ miễn dịch. Theo ước tính, vảy nến ảnh hưởng tới khoảng 2 - 3% dân số thế giới, tỷ lệ mắc bệnh ở người lớn dao động từ 0,5 - 11,4%, tương đương với khoảng 125 triệu người. Đến nay, nguyên nhân thực sự gây vảy nến nói chung và bệnh vảy nến toàn thân nói riêng vẫn chưa được các nhà khoa học tìm ra. Tuy nhiên, họ tin rằng, bệnh hình thành khi hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn. Bình thường, hệ miễn dịch có chức năng phát hiện và tiêu diệt các thành phần ngoại lai như vi khuẩn, virus,... bảo vệ cơ thể khỏi mọi tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, hệ miễn dịch suy yếu làm rối loạn chức năng của cả cơ thể. Điều này làm cho hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào biểu bì da khỏe mạnh, khiến chúng trở nên bất thường. Thay vì được sinh ra, chết đi sau 28 – 30 ngày, rồi rơi ra ngoài cơ thể thì khi bị vảy nến, các tế bào da lại chết đi chỉ sau 3 – 4 ngày. Chúng chết đi liên tục, không thể rơi ra ngoài nên tích tụ trên bề mặt da, dẫn đến các tổn thương sưng, viêm, đỏ, có vảy trắng, ngứa ngáy và đôi khi nứt ra, gây chảy máu.

  Bệnh vảy nến toàn thân khá nguy hiểm

Bệnh vảy nến toàn thân khá nguy hiểm

Ngoài nguyên nhân vừa kể trên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị vảy nến hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh, bao gồm:

- Yếu tố di truyền: Khoảng 33 - 50% trường hợp bị vảy nến sống trong gia đình có tiền sử mắc bệnh. 

- Thời tiết lạnh, khô.

- Uống nhiều rượu, bia.

- Tổn thương da.

- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống sốt rét, hạ huyết áp, điều trị rối loạn nhịp tim,...

- Hút thuốc lá.

>>> Xem thêm: Bệnh VẢY NẾN có trị được không? Làm cách nào để cải thiện hiệu quả?

Dấu hiệu bệnh vảy nến toàn thân

Vảy nến toàn thân là thể nặng nhất của bệnh vảy nến. Tình trạng này thường tiến triển từ vảy nến thể giọt hoặc biến chứng của các thể nhẹ do điều trị không đúng cách, đặc biệt là do dùng corticoid toàn thân. Bạn có thể nhận biết các triệu chứng của vảy nến toàn thân dễ dàng, bao gồm:

- Đỏ da nghiêm trọng trên một phần lớn của cơ thể.

- Hình thành các lớp sừng, vảy da ngay tại vị trí tổn thương.

- Ngứa rát và đau nhức ở vùng da bị ảnh hưởng.

- Da xuất hiện mụn nhọt hoặc mụn nước.

  Hình ảnh bệnh vảy nến toàn thân

Hình ảnh bệnh vảy nến toàn thân

- Da bị bỏng rát.

- Ngứa dữ dội.

- Tăng nhịp tim.

- Nhiệt độ cơ thể thay đổi thất thường.

Những triệu chứng này sẽ ảnh hưởng đến hầu hết người bệnh trong đợt bùng phát. Ngoài ra, vảy nến toàn thân có thể gây: Sưng, đặc biệt là xung quanh mắt cá chân, đau khớp, ớn lạnh hoặc sốt,... cho người mắc.

>>> Xem thêm: Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh vảy nến

Cách cải thiện bệnh vảy nến toàn thân hiệu quả

Hiện nay, một số biện pháp thường được dùng để điều trị vảy nến toàn thân là:

Điều trị toàn thân

Khi bị vảy nến toàn thân tức là bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, các nốt vảy nến lan ra khắp cơ thể. Lúc này, sẽ cần áp dụng phương pháp điều trị toàn thân để kiểm soát bệnh. Trường hợp này có thể dùng một số thuốc đường uống hay đường tiêm như: Methotrexate, acitretin,... Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng thuốc sẽ gây ra những tác dụng phụ như: Tổn thương gan, thận, máu, rối loạn miễn dịch, ung thư da,...

Phương pháp quang trị liệu

Phương pháp trị liệu quang hóa sẽ ức chế quá trình phân chia và nhân lên của các tế bào thượng bì do tác động trực tiếp của UVB lên nhân tế bào và phân tử khác. Mặc dù được đánh giá là hiệu quả, nhưng phương pháp này cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như: Thương tổn da do ánh sáng, lão hóa da sớm, tăng nguy cơ ung thư hắc tố và các ung thư da khác, tổn thương mắt,...

Thay đổi lối sống

Ngoài các biện pháp điều trị trong đợt cấp tính, người bị vảy nến toàn thân cũng cần có lối sống tích cực, khoa học để ngăn ngừa bệnh tái phát, góp phần cải thiện triệu chứng hiệu quả. Cụ thể:

- Bổ sung các loại cá biển, rau xanh, vừng đen, thực phẩm có màu cam chứa beta - carotene giúp cải thiện tình trạng vảy nến.

 Thực phẩm màu cam giúp cải thiện bệnh vảy nến toàn thân 

Thực phẩm màu cam giúp cải thiện bệnh vảy nến toàn thân

- Tránh tiêu thụ thịt đỏ, đồ chiên rán, sữa và thực phẩm từ sữa, đường cũng như các sản phẩm nhiều đường bởi chúng làm tăng tình trạng viêm.

- Luôn giữ suy nghĩ tích cực, tránh căng thẳng quá mức.

- Tăng cường vận động, tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút/ngày với các bài tập như đi bộ, bơi lội, đạp xe, đánh cầu lông,...

- Giảm cân nếu bạn bị thừa cân, béo phì.

- Hạn chế trầy xước, chấn thương da.

- Hạn chế uống rượu, đặc biệt trong thời gian bùng phát bệnh.

Hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến toàn thân bằng sản phẩm từ thảo dược

Hiện nay, mục tiêu điều trị vảy nến nói chung và bệnh vảy nến toàn thân nói riêng là cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa các đợt tái phát. Tuy nhiên, những phương pháp tây y kể trên chưa đáp ứng đồng thời cả 2 mục tiêu này. Do đó, nhiều người có xu hướng sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị để giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng do bệnh. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá,… giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó ngăn chặn các biến chứng của vảy nến toàn thân một cách hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.

 Cây sói rừng có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến toàn thân 

Cây sói rừng có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến toàn thân

Bệnh vảy nến toàn thân tuy khá nguy hiểm, nhưng bạn vẫn có thể kiểm soát nó bằng cách tuân thủ điều trị và xây dựng một lối sống lành mạnh. Ngoài ra, đừng quên sử dụng sản phẩm có thành phần chính là cây sói rừng để hỗ trợ điều trị vảy nến toàn thân, bạn nhé!

Dược sĩ Thu Hiền

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-kim-mien-khang.webp

Bình luận