Hiện tượng trẻ nhỏ cứ bú vào là nôn trớ hoặc ọc sữa ra miệng, thậm chí là cả mũi đã chẳng còn xa lạ. Trẻ ọc sữa thường xuyên có nguy hiểm không là câu hỏi mà rất nhiều độc giả đang lo lắng. Vậy mức độ nguy hiểm của tình trạng này ra sao, cách xử trí như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Trẻ ọc sữa thường xuyên có nguy hiểm không?

Ọc sữa là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, khi vừa ăn xong hay vặn người. Sau 6 tháng thì hiện tượng này sẽ mất dần. Tuy nhiên, nếu hiện tượng ọc sữa xảy ra thường xuyên ở trẻ trên 6 tháng tuổi thì cha mẹ cần theo dõi các triệu chứng đi kèm khác để xác định chính xác nguyên nhân và hướng xử trí hiệu quả, phù hợp. Vậy trẻ ọc sữa thường xuyên có nguy hiểm không?

Trả lời cho thắc mắc này, các chuyên gia cho rằng, nếu trẻ có biểu hiện ọc sữa thường xuyên kết hợp với đau bụng quằn quại, bụng trướng, lơ mơ hay ở trạng thái kích thích, co giật, miệng khô, ít nước mắt, ít đi tiểu, xuất hiện máu hay mật màu xanh,... thì cần được đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để có hướng xử trí kịp thời.

Trẻ ọc sữa thường xuyên nếu để lâu và không có hướng xử trí sớm, đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm mất cảm giác ngon miệng, khó chịu vùng bụng và dẫn đến biếng ăn. Trẻ bị ọc sữa nhiều sẽ dễ bị viêm họng, viêm đường hô hấp trên, nuốt khó, nuốt đau, khàn tiếng,... ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện.

tre-oc-sua-thuong-xuyen-co-nguy-hiem-khong

Trẻ ọc sữa thường xuyên có nguy hiểm không?

>>> XEM THÊM: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên uống thuốc gì 

Nguyên nhân trẻ ọc sữa thường xuyên là gì? 

Bất kỳ nguyên nhân nào, do bệnh lý hay không do bệnh lý, nếu làm rối loạn hoạt động co thắt của các cơ ống tiêu hóa, rối loạn nhu động hoặc sự tắc nghẽn ống tiêu hóa đều có thể gây ra hiện tượng ói sữa ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân trẻ ọc sữa thường xuyên có thể chia thành 2 lý do chính sau:

- Trẻ ọc sữa sinh lý: Thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, hệ thống tiêu hóa vẫn còn yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ khiến bé có thể nuốt hơi theo vào dạ dày, gây no trong khi bú. Lúc này, nếu mẹ lại đặt nằm ở tư thế nghiêng thì trẻ dễ bị ọc sữa. Hoặc trẻ ăn quá no cũng sẽ dễ bị ọc sữa.

- Trẻ ọc sữa bệnh lý:

+ Trẻ ọc sữa liên tục, không uống sữa cũng nôn hoặc cứ ói rồi bú rồi lại ọc sữa thì rất có thể đang có vấn đề bất thường tại hệ tiêu hóa như: Hẹp thực quản, hẹp tá tràng,…

+ Trẻ đột nhiên khóc thét, ưỡn bụng, bụng nổi phồng lên, ọc sữa: Có thể trẻ bị một số bệnh đường tiêu hóa như tắc ruột, lồng ruột.

+ Trẻ bị ọc sữa thường xuyên và hay vặn mình, giật mình hay co giật, quấy khóc ban đêm thì có thể là do bị thiếu canxi.

+ Rối loạn tiêu hóa: Trẻ có biểu hiện khó tiêu, đầy trướng bụng, biếng ăn kèm theo ọc sữa thường xuyên sau khi bú.

+ Loạn khuẩn đường ruột: Khi hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn cũng dễ gây hiện tượng đầy bụng, khó tiêu và ọc sữa, nôn trớ thường xuyên.

nguyen-nhan-tre-oc-sua-thuong-xuyen-la-gi 

Nguyên nhân trẻ bị ọc sữa thường xuyên là gì?

>>> XEM THÊM: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên uống thuốc gì

Cần làm gì khi trẻ ọc sữa thường xuyên? 

Khi thấy trẻ có biểu hiện ọc sữa thường xuyên, cha mẹ cần theo dõi và thực hiện một số biện pháp sau để vừa giúp cải thiện tình trạng nôn trớ, đồng thời xác định căn nguyên chính xác:

- Trẻ ọc sữa do bú hơi nhiều quá, nghĩa là lỗ núm bình ti quá to, cha mẹ nên đổi bình có lỗ nhỏ hơn. Có thể phát hiện bằng cách nếu thấy khi bú nếu bình sùi bọt lên nhiều tức là quá nhiều hơi trong bình.

- Nếu trẻ bị ọc sữa do thiếu canxi thì nên bổ sung canxi và vitamin D3 cho trẻ.

- Giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng, không cho trẻ chạy nhảy, nô đùa nhiều sau khi ăn no hoặc uống sữa.

- Nguyên tắc cơ bản đối với trẻ bị ọc sữa thường xuyên là luôn giữ cho dạ dày của trẻ hướng xuống.

- Chia nhỏ bữa ăn của trẻ, không nên ép trẻ ăn quá no.

- Nếu trẻ có thói quen uống sữa đêm, nên để đầu cao hơn so với chân từ 5 - 10cm.

 chia-nho-bua-an-la-cach-giup-cai-thien-tinh-trang-oc-sua-non-tro-o-tre-nho

Chia nhỏ bữa ăn là cách giúp cải thiện tình trạng ọc sữa, nôn trớ ở trẻ

>>> XEM THÊM: Bé biếng ăn quá, phải làm sao?

Trẻ ọc sữa có nên cho bú lại?

Nhiều cha mẹ khi thấy con ọc sữa liền ngay lập tức bổ sung thức ăn hay sữa khác. Đó là quan điểm sai lầm! Việc đó chỉ làm cho tình trạng ọc sữa của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn mà thôi. Vậy trẻ ọc sữa có nên cho bú lại?

Theo các chuyên gia, sau 30 phút – 1 giờ sau khi ọc sữa, cha mẹ mới nên cho con ăn lại. Và lưu ý, chỉ cho ăn một lượng nhỏ một, nếu thấy trẻ có hiện tượng ọc sữa, hay nôn trớ thì dừng lại ngay. Không nên cố ép khiến trẻ sợ hãi và nôn trớ tiếp.

Thắc mắc: “Trẻ ọc sữa thường xuyên có nguy hiểm không?” đã được giải đáp đầy đủ trong bài viết trên. Hiện nay, để cải thiện và phòng ngừa tình trạng ọc sữa, nôn trớ ở trẻ nhỏ, nhiều cha mẹ đã lựa chọn biện pháp tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa bằng cách bổ sung lợi khuẩn Bacillus subtilis và vi chất dinh dưỡng để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ luôn được đảm bảo, diễn ra bình thường.

Thu Hương

 

 

Bình luận