Thực đơn cho người viêm cầu thận cần tránh những gì, bạn đã biết chưa? Các chuyên gia cho biết, chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với quá trình điều trị tích cực sẽ giúp cải thiện bệnh viêm cầu thận hiệu quả. Cụ thể như thế nào, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Viêm cầu thận là bệnh gì?

Viêm cầu thận là tình trạng viêm xảy ra ở thận (bao gồm viêm ở các tiểu cầu thận và những mạch máu trong thận). Thận gồm nhiều bộ lọc nhỏ tạo thành từ các mạch máu có chức năng lọc máu và thải dịch, sản xuất một số hormone, cân bằng điện giải, điều hòa huyết áp trong cơ thể.

Người bị viêm cầu thận sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Nước tiểu màu cola hoặc pha loãng, màu trà từ các tế bào máu đỏ (tiểu ra máu); Nước tiểu có bọt do dư thừa protein; Tăng huyết áp và cholesterol cao; Tích nước gây phù ở mặt, tay, chân và bụng; Mệt mỏi do thiếu máu; Đi tiểu ít hơn bình thường,…

   Bệnh viêm cầu thận dễ gây tiểu ra máu

Bệnh viêm cầu thận dễ gây tiểu ra máu

Theo các chuyên gia, viêm cầu thận là do nhiều yếu tố gây nên, nhưng thường gặp nhất là do:

- Bệnh lupus: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh lupus có mối liên hệ chặt chẽ với viêm cầu thận. Vì kháng thể trong bệnh lupus có thể tấn công các mô thận và làm hỏng chức năng thận.

- Bệnh lý thận IgA: Tình trạng kháng thể IgA tích lũy trong các mô sẽ gây tổn thương cầu thận.

- Nhiễm trùng: Viêm cầu thận cấp có thể phát triển sau khi mắc các bệnh liên quan đến vùng họng như: Đau họng, viêm họng. Ngoài ra, hệ thống miễn dịch suy giảm cũng được xem là tiền đề phát triển bệnh.

- Đái tháo đường: Đường huyết không được kiểm soát dẫn đến biến chứng gây tổn thương lớn đến thận.

 Viêm cầu thận do biến chứng bệnh tiểu đường

Viêm cầu thận do biến chứng bệnh tiểu đường

>>> Xem thêm: Bệnh suy tuyến thượng thận có đáng sợ không?

Bệnh viêm cầu thận có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, viêm cầu thận là bệnh lý nguy hiểm bởi vì tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến chức năng lọc chất thải trong máu ra khỏi cơ thể, khiến công suất lọc của thận giảm dần mỗi ngày. Bên cạnh đó, bệnh viêm cầu thận còn làm giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết niệu,… Bệnh tiến triển lâu năm mà không có biện pháp cải thiện hiệu quả thì rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như:

+ Hội chứng thận hư: Xảy ra trong đợt tiến triển nặng của bệnh. Nếu hội chứng thận hư hay tái phát hoặc đáp ứng kém với điều trị sẽ làm giảm chức năng thận nhanh chóng.

+ Suy thận cấp tính: Xảy ra ở thể bệnh viêm cầu thận tiến triển nhanh. Biểu hiện bằng việc mất chức năng lọc của các đơn vị thận một cách nhanh chóng, gây tích lũy chất độc. Việc cần thiết phải làm là lọc máu cấp cứu.

+ Suy thận mạn tính: Biến chứng này đặc biệt nghiêm trọng, khiến thận mất dần chức năng. Chức năng thận ít hơn 10% công suất bình thường là suy thận giai đoạn cuối, lúc này đòi hỏi phải chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

   Bệnh viêm cầu thận dễ biến chứng sang suy thận

Bệnh viêm cầu thận dễ biến chứng sang suy thận

+ Cao huyết áp: Sự tích tụ các chất thải trong máu có thể làm tăng huyết áp.

+ Suy tim cấp: Suy tim cấp do viêm cầu thận cấp là biến chứng thường gặp nhất và xuất hiện rất sớm, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Có thể thấy, bệnh viêm cầu thận dễ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị tốt. Các chuyên gia khuyên rằng, những người mắc viêm cầu thận, ngoài việc tuân thủ điều trị bằng thuốc thì cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

>>> Xem thêm: Sỏi thận đi tiểu ra máu nguyên nhân do đâu?

Thực đơn cho người viêm cầu thận cần tránh những gì?

Để loại bỏ những yếu tố khiến tình trạng bệnh diễn tiến xấu, người bị viêm cầu thận cần có chế độ ăn uống hợp lý. Thực phẩm lành mạnh không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà còn hỗ trợ điều hòa tối đa hoạt động của thận. Tuy nhiên, có nhiều thực phẩm không tốt cho thận cũng như quá trình điều trị mà người bị viêm cầu thận cần tránh. Vậy, thực đơn cho người viêm cầu thận cần kiêng những gì? Dưới đây là một số lời khuyên:

Muối ăn

Muối ăn có thành phần chính là natri. Nếu trong máu chứa quá nhiều natri, nó sẽ kích hoạt thận, gây giữ nước, làm tăng thể tích máu và khiến huyết áp tăng cao. Huyết áp cao gây căng thẳng quá mức cho thận, làm các triệu chứng bệnh thêm trầm trọng. Chính vì vậy, người bị viêm cầu thận cần hạn chế natri trong khẩu phần ăn. Điều này đồng nghĩa với việc cần giảm bớt lượng muối trong khẩu phần ăn. Bên cạnh đó, một số đồ ăn đóng hộp hay thực phẩm chế biến sẵn, thịt xông khói,… cũng chứa nhiều muối, người bệnh viêm cầu thận cần tránh. Thay vào đó, người bệnh có thể dùng các loại thảo mộc tươi, gia vị không chứa natri thay cho muối.

   Người bị viêm cầu thận cần hạn chế muối ăn

Người bị viêm cầu thận cần hạn chế muối ăn

Kali

Khi bị viêm cầu thận, thận sẽ không thể lọc được lượng kali dư thừa từ máu. Nếu như nồng độ kali tăng cao sẽ phá vỡ chức năng cơ và thần kinh, khiến tim đập nhanh, thậm chí là gây đau tim. Vì vậy, người bị viêm cầu thận nên cắt giảm những thực phẩm chứa nhiều kali như: Khoai lang, chuối, cam, rau bina, cà chua,…

Protein

Quá trình tiêu hóa protein sẽ dẫn đến sự hình thành chất thải gọi là ure. Thông thường, ure di chuyển qua dòng máu đến thận và được đào thải ra khỏi cơ thể nhờ nước tiểu. Khi bị viêm cầu thận, chức năng này sẽ không thể hoạt động đúng cách. Ure trong máu cao sẽ tạo áp lực cho thận, khiến tình trạng bệnh xấu đi. Việc tiêu thụ nhiều protein sẽ khiến ure tích tụ trong máu. Vì vậy, người bị viêm cầu thận cần hạn chế tiêu thụ protein.

   Người bị viêm cầu thận cần hạn chế các thực phẩm giàu đạm

Người bị viêm cầu thận cần hạn chế các thực phẩm giàu đạm

Nước

Khi bị viêm cầu thận, bạn sẽ nhận được lời khuyên là hạn chế uống nước. Bởi lúc này, thận đã suy yếu, không thể loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Khi đó, chất lỏng có thể tích tụ trong các mô, gây phù nề. Lượng chất lỏng bạn được phép tiêu thụ tùy thuộc vào mức độ suy giảm chức năng thận.

Tuệ Nhi

 

Bình luận