Thay đổi tư thế có thể gây ra những áp lực khác nhau đến đĩa đệm cột sống thắt lưng. Áp lực và căng thẳng trên đĩa cột sống thắt lưng là ở mức thấp nhất khi bạn nằm ngửa (25 kg). Và khi cơ thể ở những vị trí khác nhau, áp lực này cũng khác nhau.

Các tư thế khác nhau sẽ tạo áp lực lên cột sống như thế nào?

ngoi-nghieng-ve-phia-truoc-xach-them-mot-vat-nang-dat-ap-luc-lon-nhat-len-cot-song-that-lung 

Ngồi nghiêng về phía trước kèm xách thêm một vật nặng sẽ tạo áp lực lớn nhất lên cột sống thắt lưng

Áp lực tăng nhẹ khi bạn thay đổi tư thế từ nằm ngửa sang nằm nghiêng; áp lực lên đĩa đệm lúc này đo được là 75 kg. Còn khi bạn đứng thẳng, áp lực lên đĩa đệm cột sống thắt lưng là 100 kg. Nếu một người nghiêng về phía trước từ vị trí đứng thẳng, áp lực tăng lên đến 150 kg. Giữ nguyên tư thế nghiêng này và cầm thêm một vật nặng sẽ khiến áp lực này tăng lên đến 220 kg.

Khi bạn ngồi thẳng lưng, không cầm nắm thêm bất kì vật gì sẽ đặt áp lực tương đương 140 kg lên đĩa đệm cột sống thắt lưng. Nghiêng về phía trước trong tư thế này sẽ làm tăng áp lực lên tới 185 kg. Cuối cùng, áp lực cao nhất đặt lên đĩa cột sống thắt lưng là khi bạn ở tư thế ngồi nghiêng về phía trước và xách thêm một vật nặng.

 ap-luc-len-cot-song-that-lung-khi-dung-va-ngoi

Áp lực lên cột sống thắt lưng khi đứng và ngồi

Các yếu tố nguy cơ gây đau đĩa đệm hoặc thoái hóa cột sống thắt lưng bao gồm: lười tập thể dục, nâng vật quá nặng, lái xe, ngồi quá lâu và kéo dài… Ngoài ra, người có tiền sử hút thuốc lá, căng thẳng trong công việc hoặc thiếu quan tâm đến nghề nghiệp cũng là những yếu tố đóng vai trò trong việc xuất hiện các vấn đề ở lưng.

Làm gì để phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống?

Khi đặt áp lực quá lớn lên đĩa đệm cột sống thắt lưng trong thời gian dài, sẽ dẫn tới thoái hóa đốt sống, từ đó không chỉ gây khó khăn trong việc điều trị, mà còn có thể khiến bạn bị hạn chế vận động, thậm chí tàn phế suốt đời.

Hiện nay, một giải pháp đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn để khắc phục tình trạng này là sử dụng sản phẩm nguồn gốc thảo dược. Tiêu biểu trong số đó là thực phẩm chức năng có thành phần chính từ dầu vẹm xanh (chế phẩm chiết xuất từ con vẹm xanh, rất giàu thành phần bổ dưỡng và các vitamin, omega -3) với hoạt tính sinh học cao, giúp chống viêm và chống oxy hóa, tăng cường độ chắc khỏe của xương khớp.

Bên cạnh dầu vẹm xanh, sản phẩm còn được kết hợp với những vị thuốc quý khác như: thiên niên kiện, nhũ hương, vitamin B1, B2… giúp giảm đau xương khớp, hỗ trợ điều trị gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống và ngăn ngừa biến chứng của những bệnh này.

Duy trì sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính là dầu vẹm xanh, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên tập thể dục và có những tư thế đúng trong sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp bạn đẩy lùi các bệnh về cột sống, đĩa đệm một cách hiệu quả.

 

Bình luận