Mổ thoát vị đĩa đệm là một trong những cách điều trị hiện đại nhưng lại là bước cuối cùng nên áp dụng. Vậy tại sao lại như vậy và phương pháp này cụ thể ra sao? Trong nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp một số câu hỏi thường gặp xoay quanh vấn đề mổ thoát vị đĩa đệm. Bạn hãy đọc và GHI NHỚ những thắc mắc này để trang bị thêm kiến thức cho bản thân nhé!

4 câu hỏi thường gặp khi mổ thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, bệnh thường xảy ra do các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa cột sống, nứt rách. Biểu hiện lâm sàng của bệnh là hiện tượng đau về thần kinh, gây ảnh hưởng nhiều đến vận động và sinh hoạt. Đối tượng chủ yếu là người lớn tuổi, bệnh ít xảy ra ở người trẻ.

 Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng lớn tới cuộc sống người bệnh

Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng lớn tới cuộc sống người bệnh

Nhiều người khi bị thoát vị đĩa đệm đã tìm tới phương pháp phẫu thuật với mong muốn bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Thế nhưng thực hư ra sao? Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp phẫu thuật (mổ) thoát vị đĩa đệm:

1. Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?

Thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh phải chịu đựng sự đau đớn dai dẳng. Nhiều người tuy đã áp dụng các cách chữa thoát vị đĩa đệm khác nhau nhưng đều không mang lại hiệu quả như mong đợi, vì vậy họ thường tìm đến phương pháp phẫu thuật. Bởi đơn giản, họ nghĩ rằng, mổ thoát vị sẽ loại bỏ ngay lập tức được căn bệnh. Nhưng thực tế, thoát vị đĩa đệm ở mỗi giai đoạn khác nhau thì mức độ nặng nhẹ cũng khác nhau, nếu tình trạng bệnh nhẹ thì không cần phải mổ mà chỉ nên dùng thuốc hoặc áp dụng các phương pháp điều trị khác như: Châm cứu, bấm huyệt, vật lý trị liệu…

Để giải quyết dứt điểm rễ thần kinh cột sống bị chèn ép thì phẫu thuật có lẽ là giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên, phương pháp này luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định khi thực hiện. Mặc dù, ở Việt Nam, tỷ lệ phẫu thuật thành công là khá cao nhưng một số vấn đề có thể gặp sau phẫu thuật như: Nhiễm trùng, rễ thần kinh bị dính, các cơn đau tái phát,… đều rất cần cân nhắc.

 Ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Nếu như tình trạng bệnh nặng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định có phẫu thuật hay không. Thông thường, phẫu thuật luôn là phương pháp cuối cùng mà các bác sĩ và bệnh nhân lựa chọn nếu những cách điều trị khác không mang lại kết quả cho bệnh nhân.

>>> Xem thêm: Đau cổ, đau vai - Đề phòng thoát vị đĩa đệm

2. Mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất?

Để lựa chọn được nơi điều trị thoát vị đĩa đệm tốt, bạn cần dựa trên nhiều tiêu chí đánh giá như:

- Trình độ, kinh nghiệm của phẫu thuật viên;

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ sở y tế;

- Chất lượng dịch vụ;

- Chi phí phẫu thuật;…

Bạn nên cân nhắc các thông tin trên để tìm cho mình địa chỉ mổ thoát vị đĩa đệm tốt nhất.

 Nên lựa chọn cơ sở uy tín để mổ thoát vị đĩa đệm

Nên lựa chọn cơ sở uy tín để mổ thoát vị đĩa đệm

3. Thời gian hồi phục sau mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu?

Thời gian bình phục của bệnh nhân sau khi mổ thoát vị đĩa đệm sẽ không giống nhau. Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng vết mổ của bệnh nhân, chế độ ăn uống, chăm sóc sau khi mổ, tâm lý của người bệnh và rất nhiều yếu tố khác. Chính vì thế, bệnh nhân sau phẫu thuật thay đĩa đệm cần có chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt một cách cẩn thận.

Thông thường, sau khi phẫu thuật, người bệnh cần ở lại viện từ 3 – 5 ngày để sử dụng các loại thuốc giảm đau liều cao. Đồng thời, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng của bệnh nhân để tránh nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.

Khi trở về nhà, bệnh nhân nên tiếp tục nghỉ ngơi hoàn toàn từ 5 – 7 tuần hoặc lâu hơn tùy theo thể trạng của từng người. Có trường hợp phải mất từ vài tháng tới 1 năm để người bệnh có thể vận động linh hoạt bình thường.

Nếu phẫu thuật bằng phương pháp mổ laser thì thời gian sau phục hồi sức khỏe sẽ rút ngắn hơn (khoảng 6 tuần).

Bao giờ cũng vậy, sau khi phẫu thuật, người bệnh cần nghỉ ngơi để vết mổ và cơ bắp được phục hồi hoàn toàn. Thời gian phục hồi phụ thuộc một phần vào tình trạng sức khỏe của mỗi người và tiền sử có mắc bệnh gì đi kèm hay không. Bạn có thể tập thêm một số bài tập vật lý trị liệu sau mổ và chỉ nên làm việc trở lại khi đã bình phục hẳn.

 Tập luyện nhẹ nhàng giúp người sau mổ thoát vị đĩa đệm phục hồi nhanh chóng

Tập luyện nhẹ nhàng giúp người sau mổ thoát vị đĩa đệm phục hồi nhanh chóng

4. Mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền?

Có rất nhiều phương pháp mổ đang được áp dụng hiện nay như mổ mở, mổ nội soi, mổ bằng sóng radio, mổ bằng robot… Mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm riêng và mức chi phí điều trị không giống nhau.

Chi phí mổ hở: Chi phí tham khảo cho mỗi ca phẫu thuật theo cách mổ hở dao động từ 15 – 20 triệu.

Chi phí mổ nội soi: Mổ nội soi ở các bệnh viện lớn thường dao động từ 18- 25 triệu đồng.

Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sản phẩm thảo dược

Mổ thoát vị đĩa đệm cũng như các phương pháp phẫu thuật khác đều ẩn chứa rất nhiều nguy cơ. Khi đã tìm hiểu hết các thông tin liên quan đến phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm, bạn sẽ có hướng lựa chọn  phù hợp cho bản thân và người nhà. Trường hợp bệnh trở nặng buộc phải lựa chọn phẫu thuật, hãy tham khảo thật kỹ ý kiến của chuyên gia. Còn đối với những trường hợp bệnh nhẹ, lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược giúp tác bồi bổ sức khỏe, giảm đau nhức gân cốt,… lại được các chuyên gia khuyên dùng. Kế thừa những tinh hoa của nền y học cổ truyền và y học hiện đại, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu và cho ra đời thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính là dầu vẹm xanh (chiết xuất từ một loại sò lưỡi xanh sống ở biển) có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, tác dụng tốt trong phòng, chống các bệnh viêm mạn tính, thoái hóa, lão hóa và các bệnh tim mạch.

 Dầu vẹm xanh tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm

Dầu vẹm xanh tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm

Ngoài ra, sản phẩm còn kết hợp với các thành phần khác như: Thiên niên kiện có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân xương. Thiên niên kiện được dùng chữa thấp khớp, tay chân và các khớp xương nhức mỏi hoặc co quắp, tê bại, rất tốt cho những người cao tuổi già yếu; Nhũ hương giúp hoạt huyết hóa ứ, giảm phù, chỉ thống, kháng viêm chủ trị các chứng đau do phong tê thấp, các chứng viêm sưng; Các vitamin B (B1, B2) và Vitamin K giúp giảm đau và bảo vệ duy trì cho xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và tăng đề kháng của cơ thể; Glycine, một acid amin có tác dụng ức chế các dẫn truyền quá mức ở thần kinh tủy sống, giúp giảm đau, giảm mất năng lượng tế bào đốt sống và đĩa đệm. Do vậy, sản phẩm chứa thành phần chính dầu vẹm xanh cùng các thảo mộc quý là công thức phù hợp giúp cải thiện triệu chứng, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

Trên đây là những điều bạn cần biết trước khi quyết định mổ thoát vị đĩa đệm. Đồng thời, bài viết cũng gợi ý cho bạn cách phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh an toàn và hiệu quả từ sản phẩm thảo dược. Bạn hãy sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa dầu vẹm xanh mỗi ngày để nâng cao sức khỏe xương khớp nhé!

Mạnh Quân

 

Bình luận