Giảm thính lực là một trong những hậu quả mà người hút thuốc lá phải chịu. Tuy nhiên, nó không chỉ tác động đến người hút mà những người xung quanh cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ, trong đó có việc giảm sút khả năng nghe.

Khói thuốc lá – Tác nhân gây giảm thính lực

Khói thuốc lá có hại cho sức khỏe của con người thì hẳn ai cũng biết. Tuy nhiên, nhiều người chỉ nghĩ khói thuốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các cơ quan trong hệ hô hấp mà không hề nghĩ việc tai mình “nghễnh ngãng” cũng một phần do khói thuốc. Theo các chuyên gia, trong khói thuốc lá có chứa nhiều chất độc hại, ảnh hưởng tới các mạch máu nuôi dưỡng thần kinh tai. Đồng thời, chất độc trong khói thuốc cũng tác động trực tiếp đến chức năng của tai và theo thời gian, khả năng tiếp nhận âm thanh sẽ bị giảm dần. Mặt khác, hút thuốc lá cũng là điều kiện thuận lợi cho các bệnh mạn tính phát triển, kéo theo việc dùng thuốc điều trị trong thời gian dài dễ ảnh hưởng tới thính lực. Từ những nghiên cứu khoa học đã cho thấy: khói thuốc lá có nguy cơ làm giảm 70% thính lực ở người hút thuốc còn nguy cơ giảm thính lực ở người hút thuốc lá thụ động cao hơn 1/3 lần so với người không phải hít khói thuốc.

 

Khói thuốc lá làm giảm thính lực

Giảm thính lực: Cải thiện bằng cách nào?

Khi bị giảm thính lực, người bệnh sẽ gặp nhiều phiền toái trong giao tiếp hàng ngày, thậm chí có thể dẫn tới bị cô lập, tự ti. Do đó, lời khuyên của các chuyên gia là để tránh bị suy giảm thính lực, chúng ta cần biết cách bảo vệ chức năng nghe của tai bằng nhiều biện pháp như: hạn chế tiếp xúc tiếng ồn; không lạm dụng thiết bị nghe nhạc; điều trị dứt điểm những viêm nhiễm ở vùng tai, mũi, họng; thường xuyên kiểm tra thính lực… đặc biệt là hạn chế tiếp xúc khói thuốc lá.

Tuấn Dũng

Bình luận