Vẩy nến là bệnh khá nhiều người mắc phải. Những người bị vẩy nến đã rất đau đầu để tìm ra phương thuốc chữa bệnh khác nhau. Hoặc cũng có nhiều người đã tìm ra cách chữa, nhưng bệnh vẫn tái phát trở lại, không khỏi dứt điểm. Thật ra, bạn không cần phải tìm kiếm đâu xa, ngay trong vườn nhà cũng có thể tìm ra được loại thần dược điều trị bệnh. Đó chính là lá trầu không và lá lốt. Để hiểu rõ hơn về công dụng và cách chữa từ 2 loại “thần dược” này, mọi người hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây:

Hiệu quả bất ngờ từ lá của 2 loại cây cực dễ kiếm

1. Lá trầu không:

Lá trầu không là loại lá vô cùng quen thuộc ở nước ta, thuộc họ hồ tiêu, thường được các cụ ăn kèm với cau và vôi. Ngoài ra, loại lá này còn được xem như vị thuốc quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Lá trầu không có nhiều tác dụng trong điều trị các bệnh khác nhau, do trong lá chứa nhiều thành phần tuyệt vời!

 Lá trầu không điều trị hiệu quả bệnh vẩy nến

Lá trầu không điều trị hiệu quả bệnh vẩy nến

Các nhà khoa học từ lâu đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: Trong lá trầu không chứa nhiều nước và những loại chất khoáng như: Canxi, kẽm cùng các hợp chất quý alkaloid, carvacrol, eugenol, chavicol, tanin và vitamin, các axit amin,… nên giúp kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi khuẩn, diệt virus cực kỳ tốt. Còn theo Đông y, trầu không vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm hắc, có tác dụng trong việc trung hành khí, khu phong tán hàn, tiêu thũng chỉ thống, hóa đàm, chống ngứa. Chính vì những thành phần và công dụng kể trên, lá trầu không thường được sử dụng để điều trị rất hiệu quả các loại bệnh sau: răng miệng, đái giắt, suy nhược thần kinh, các bệnh về phổi, viêm tinh hoàn, bệnh thấp khớp, vẩy nến,…

Vì trong thành phần của lá trầu không có chứa lượng lớn nước cùng nhiều loại khoáng chất quý giá, các chất trong đó đều cùng cần thiết cho việc làm lành tổn thương da, phục hồi các mảng da bị bong tróc do vẩy nến. Ngoài ra, các hoạt chất trong lá trầu không giúp kháng viêm, sát khuẩn mạnh, hạn chế vẩy nến lây lan rộng sang các khu vực khác trên cơ thể, thêm vào đó, cung cấp độ ẩm cho bề mặt da người bệnh, giảm ngứa ngáy, khó chịu!

Vì những lẽ đó, trị vẩy nến bằng trầu không là một trong những cách được ưa chuộng nhất hiện nay. Cách thực hiện khá đơn giản, người bệnh có thể dễ dàng áp dụng ngay tại nhà. Chỉ việc rửa sạch lá trầu không, sau đó đổ nước, cho thêm vài hạt muối và đun sôi cho đến khi lá nhừ thì tắt bếp. Sau khi đun xong, người bệnh có thể sử dụng để uống, tắm hoặc ngâm rửa tùy theo điều kiện, nhu cầu khác nhau của người bệnh. Ngoài ra, người bệnh có thể tận dụng phần bã lá trầu đem giã nát, lấy nước thấm vào các vùng da bị vẩy nến, chà thật nhẹ nhàng sẽ giúp các lớp vẩy đáng ghét bong tróc khỏi bề mặt da.

2. Lá lốt:

Lá lốt, hay còn có tên gọi khác là tất bát, lá lốp. Đây là loại rau ăn sống quen thuộc trong bữa cơm của nhiều gia đình Việt hoặc dùng để cuốn thịt để chiên, nướng, rất thơm ngon và bổ dưỡng. Ngoài ra, lá lốt còn được dùng như một loại rau để xào với lòng gà, thịt lợn,... giúp tăng hương vị cho món ăn. Lá lốt thơm ngon thì ai cũng biết, nhưng những lợi ích liên quan tới sức khỏe, công dụng trị bệnh tuyệt vời của nó thì chưa hẳn ai cũng nắm rõ!

 Lá lốt chữa vẩy nến hiệu quả cao

Lá lốt chữa vẩy nến hiệu quả cao

Theo Y học cổ truyền, lá lốt vị cay, tính ấm,  mùi thơm, có tác dụng ôn trung (làm ấm tỳ vị), chỉ thống (làm hết đau), tán hàn (làm tan khí lạnh), hạ khí. Lá lốt thường được chỉ định dùng trị phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại, rối loạn tiêu hoá, đầy hơi, đi ngoài, nôn ói, thận và bàng quang lạnh, đau răng, đau đầu, xoang… Bên cạnh đó, lá lốt có tính kháng khuẩn và chất oxy hóa cao nên có tác dụng ngăn chặn viêm nhiễm, hồi phục vết thương, giúp trị các bệnh liên quan đến da liễu, đặc biệt là vẩy nến.

Vẩy nến là một bệnh da liễu vô cùng dai dẳng, khó trị, nhiều bệnh nhân cứ điều trị được một thời gian thì lại bị tái phát lại khiến họ vô cùng lo lắng, mất ăn mất ngủ. Để điều trị căn bệnh này hiệu quả đòi hỏi sự kiên trì lớn từ người bệnh, kèm theo đó là kết hợp các cách trị bệnh từ bên trong và bên ngoài.

- Trị vẩy nến bằng lá lốt từ bên ngoài:

+ Người bệnh có thể sử dụng lá, thân hoặc rễ của cây lá lốt đem rửa sạch, vò thật nát rồi đem đun sôi với một lượng nước vừa đủ.

+ Nước sau khi đã sôi thì người bệnh để nguội cho âm ấm, rồi dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị tổn thương do vẩy nến. Rửa liên tục đến khi nào nước nguội thì dừng lại, thực hiện cách này từ 2 - 3 lần một tuần sẽ giúp giảm hiệu quả các triệu chứng như ngứa da, đau rát, bong tróc da,… giúp bệnh thuyên giảm hẳn.

Ngoài ra, người mắc vẩy nến có thể tận dụng phần xác của cây lá lốt để chà nhẹ lên vùng da bị bệnh, rồi rửa lại bằng nước sạch, sẽ cho hiệu quả rất tốt.

- Trị vẩy nến bằng lá lốt từ bên trong:

Người bệnh có thể trị vẩy nến bằng lá lốt từ bên trong bằng cách: Lấy một nắm lá lốt rửa thật sạch, ngâm qua với nước muối để loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn rồi giã nát, chắt lấy nước cốt, sau đó pha với 50 ml nước sôi để uống khi còn ấm. Uống liên tục 3 lần/ngày để kết quả tốt nhất.

Ngoài cách uống trực tiếp, người mắc vẩy nến có thể thêm lá lốt vào thực đơn ăn uống hàng ngày để giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Lá lốt chế biến được thành rất nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng như: Chả lá lốt, trứng rán lá lốt…

Minh Khang

Bình luận