Có nên mổ u lạc nội mạc tử cung không? – Câu trả lời có ngay TẠI ĐÂY!
Phẫu thuật lạc nội mạc tử cung là phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, nhiều chị còn băn khoăn có nên mổ u lạc nội mạc tử cung hay không bởi lo sợ việc động đến dao kéo và những hệ lụy về sau. Để giúp các chị em giải tỏa tất cả những lo lắng liên quan đến vấn đề mổ u lạc nội mạc tử cung, hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau.
Tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật lạc nội mạc tử cung
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung, bao gồm: Nội khoa, phẫu thuật, phương pháp thuyên tắc mạch máu, phương pháp điều trị MRI HIFU. Mỗi phương pháp điều trị đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Không có cách nào vượt trội hơn, điều quan trọng là trước khi quyết định chọn lựa, người bệnh nên chụp cộng hưởng từ vùng chậu để đánh giá chính xác đặc điểm khối lạc nội mạc và đưa ra định hướng lựa chọn phương pháp phù hợp. Trong đó, mổ u lạc nội mạc tử cung gồm:
- Mổ hở và mổ nội soi lạc nội mạc tử cung qua thành bụng: Mục đích của phẫu thuật là bóc tách đi phần lạc nội mạc trong cơ tử cung có chọn lọc nhằm bảo tồn tử cung. Nhược điểm của kỹ thuật này là chỉ bóc tách được khối u to, các khối u nhỏ vẫn tiếp tục phát triển và cũng không thể bóc hết vì lạc nội mạc nằm len lỏi rất sâu trong lớp cơ, nếu can thiệp quá sâu sẽ làm tổn thương nặng cơ tử cung. Vì đây là phẫu thuật vẫn có tỷ lệ rủi ro nếu khối u chảy máu quá nhiều thì phải cắt tử cung để cầm máu.
- Mổ cắt tử cung: Đây là phương pháp điều trị triệt để và đương nhiên, nó sẽ là một phẫu thuật quá nặng nề với khối lạc nội mạc trong cơ tử cung lành tính. Phương pháp này thường chỉ được áp dụng khi phụ nữ đã sinh đủ số con và không mong muốn có con trong tương lai.
Hình ảnh minh họa tình trạng lạc nội mạc tử cung
>>> Xem thêm: Bệnh lạc nội mạc tử cung có chữa được không?
Có nên mổ u lạc nội mạc tử cung hay không?
Khi siêu âm, nếu thấy khối u lạc nội mạc tử cung quá to hoặc có nguy cơ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, bạn sẽ được chỉ định phẫu thuật. Song, nhiều người bị u lạc nội mạc tử đều băn khoăn: Có nên mổ u lạc nội cung không và sau khi mổ liệu có khả năng sinh con hay không? Theo các chuyên gia y tế, bạn nên mổ u lạc nội mạc tử cung trong những trường hợp sau:
- Lạc nội mạc tử cung gây đau dữ dội.
- Bị lạc nội mạc tử cung nghiêm trọng và mô sẹo ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng khác như ruột và bàng quang.
- Có u nang lạc nội mạc tử cung trên buồng trứng.
- Lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân khiến người bệnh bị vô sinh. Phẫu thuật có thể giúp cải thiện khả năng sinh sản bằng cách tìm kiếm và loại bỏ các tăng trưởng lạc nội mạc tử cung.
- Lạc nội mạc tử cung tái phát sau khi điều trị nội khoa.
Bị lạc nội mạc tử cung có nên phẫu thuật hay không?
Những vấn đề có thể gặp phải sau mổ u lạc nội mạc tử cung
Phẫu thuật lạc nội mạc tử cung thành công hay không cũng phụ thuộc một phần vào chăm sóc hậu phẫu. Vì vậy, sau phẫu thuật, bạn cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của chuyên gia về chế độ ăn uống, sinh hoạt. Vài ngày đầu sau phẫu thuật, người bệnh chỉ nên ăn thức ăn dạng lỏng, dễ nuốt. Tránh vận động gắng sức sẽ ảnh hưởng tới vết mổ nhưng cũng không nên chỉ nằm một chỗ. Để ý tới vết mổ, tuyệt đối không ngâm mình trong bồn tắm cho tới khi vết mổ liền hẳn.
Sau khi mổ lạc nội mạc tử cung, tùy tình trạng bệnh và khả năng phục hồi của cơ thể mà thời gian kiêng cữ với mỗi người là khác nhau. Thông thường, nếu là mổ nội soi, chị em nên kiêng quan hệ tình dục trong khoảng 2 - 4 tuần. Còn nếu mổ mở thì nên kiêng khoảng 4 - 6 tuần hoặc cho tới khi vết thương lành hẳn.
Bên cạnh đó, phẫu thuật chỉ lấy đi phần ngọn, không giải quyết triệt để được nguyên nhân gây bệnh. Do đó, sau khi mổ lạc nội mạc tử cung, bạn hoàn toàn có nguy cơ bị tái phát. Điều đáng lo ngại là việc tái phát lạc nội mạc tử cung sau phẫu thuật rất phổ biến. Chỉ cần một chu kỳ kinh nguyệt xảy ra hiện tượng trào ngược máu kinh vào ổ bụng là có thể bị lạc nội mạc tử cung. Không ít trường hợp đã mổ tới 2 - 3 lần nhưng vẫn tái phát, dẫn đến tâm lý hoang mang, chán nản. Đó là chưa kể, đôi khi tế bào lạc nội mạc tử cung nằm rải rác ở nhiều vị trí, cơ quan trong bụng, vì vậy việc mổ có thể sẽ gây ra các biến chứng như sẹo, dính, tai biến.
Lạc nội mạc tử cung vẫn có khả năng tái phát sau phẫu thuật
Hầu hết chị em sẽ được yêu cầu tái khám 2 - 4 tuần sau phẫu thuật. Trong lần tái khám này, nhân viên y tế sẽ thăm khám lại vùng bụng chậu để xem mô đã lành chưa. Bạn sẽ được biết kết quả sinh thiết hay giải phẫu bệnh khối u và có thể hỏi về việc điều trị tiếp theo hay về quá trình hồi phục của mình.
>>> Xem thêm: Đau bụng kinh nên uống thuốc gì?
Sản phẩm thảo dược cải thiện triệu chứng lạc nội mạc tử cung
Một trong những lý do quan trọng khiến nhiều chị em băn khoăn có nên mổ u lạc nội mạc tử cung hay không một phần là do sau khi phẫu thuật bệnh vẫn có khả năng tái phát cao. Hiện nay, để khắc phục các triệu chứng lạc nội mạc tử cung, chuyên gia khuyên người mắc nên kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần là thảo dược thiên nhiên (đan sâm, đương quy, hương phụ, nga truật, sài hồ bắc) giúp hoạt huyết hóa ứ, mát gan nhuận khí, điều kinh giảm đau, nhuyễn kiên hóa tích (làm mềm chỗ cứng làm tan chỗ tụ) kết hợp với thành phần N-Acetyl-L-Cystein có tác dụng tăng cường chức năng chống oxy hóa, giảm gốc tự do, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, vì vậy làm giảm kích thước và làm giảm sự xâm lấn của các tế bào lạc nội mạc tử cung rất hiệu quả, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh cho chị em.
N-Acetyl-L-Cystein – Hỗ trợ điều trị lạc nội mạc tử cung an toàn, hiệu quả
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp các chị em giải đáp được băn khoăn có nên mổ u lạc nội tử cung không? Trước khi lựa chọn bất kỳ phương pháp điều trị nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến chuyên gia để được tư vấn chính xác. Đồng thời, đừng quên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần N-Acetyl-L-Cystein kết hợp với các vị dược liệu quý để hỗ trợ điều trị và tăng cường sức khỏe sinh sản, bạn nhé!
Bình luận