Cấy ốc tai điện tử để chữa điếc là phương pháp đã và đang được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những đối tượng nào thì nên áp dụng cấy ốc tai điện tử cũng như ưu và nhược điểm của phương pháp này. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Cấy ốc tai điện tử là gì?

Ốc tai điện tử là một hệ thống tương đối phức tạp, nó được đưa sâu vào trong ốc tai nhằm đưa các tín hiệu âm thanh vượt qua phần bị tổn thương của tai trong để truyền thẳng tới dây thần kinh thính giác, mang lại khả năng cảm thụ âm thanh cho người bệnh. Cấy ốc tai điện tử là cuộc phẫu thuật, trong đó, người bệnh khiếm thính hay giác quan thính lực gặp tổn thương sẽ được đặt một thiết bị chuyển đổi âm thanh thành những tín hiệu điện và một điện cực chuyển các tín hiệu điện này vào trong ốc tai, kích thích thần kinh thính giác chuyển thành xung động thần kinh lên não, khiến người bệnh có thể cảm nhận được âm thanh. 

Mỗi ca phẫu thuật sẽ kéo dài khoảng từ 1,5 – 2 giờ. Sau 3 tuần phẫu thuật, hệ thống ốc tai điện tử sẽ được kích hoạt và hiệu chỉnh, tìm ra ngưỡng âm thanh nhỏ nhất có thể nghe thấy và ngưỡng âm thanh lớn nhất mà người cấy ghép nghe được mà hoàn toàn không thấy khó chịu. Với chiếc điện cực ốc tai này, bệnh nhân nghe được âm thanh từ mọi dải tần số khác nhau. Sau đó, để mang lại hiệu quả tuyệt đối, người bệnh cần được theo dõi và tiến hành tập luyện phục hồi chức năng nghe theo đúng quy trình, từ đó mang lại tác dụng trong việc phục hồi khả năng nghe và cảm thụ âm thanh cho người bệnh, giúp họ gần hơn với cuộc sống.

 Cấy ốc tai điện tử là phương pháp được nhiều người lựa chọn

Cấy ốc tai điện tử là phương pháp được nhiều người lựa chọn

Trên thực tế, phương pháp này xuất hiện đã khá lâu đời và được áp dụng lần đầu tại Việt Nam vào những năm 1998. Đến nay, cấy ốc tai điện tử đã trở thành một trong những phương pháp chữa điếc hiệu quả, đặc biệt là với các bé bị điếc bẩm sinh dẫn đến bị câm. Cấy ốc tai điện tử có những ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm 

Giúp phục hồi thính giác cho những bệnh nhân bị nghe kém mức độ nặng mà đáp ứng kém hiệu quả với máy trợ thính và các phương pháp điều trị khác.

Nhược điểm 

- Giá cấy ốc tai điện tử khá cao nên không phải ai cũng có điều kiện tiến hành.

- Trong quá trình phẫu thuật tồn tại nguy cơ bị tai biến, nhiễm trùng, chảy máu hoặc nặng nhất là liệt mặt.

>>> Xem thêm: Phân loại các thể điếc và cách điều trị

Những đối tượng nên cấy ốc tai điện tử

Hầu hết các trường hợp bệnh nhân bị điếc bẩm sinh hay chịu tác động đều có tâm lý bi quan, không kiên trì trong quá trình tìm hiểu và thực hiện đúng tư vấn của chuyên gia, khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, khó khăn cho việc chữa trị sau này. Tình trạng tổn thương thính lực còn tạo cảm giác tự ti, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt cũng như công việc của người bệnh. Chính vì vậy, để nhanh chóng cải thiện khả năng cảm thụ âm thanh, người bệnh gặp các vấn đề về thính giác đã sử dụng các biện pháp trợ thính khác không thấy hiệu quả thì nên xem xét tiến hành phẫu thuật cấy ốc tai điện tử. Tuy nhiên, giải pháp này không phải ai bị điếc cũng có thể thực hiện được, nó chỉ phù hợp với một số đối tượng, cụ thể là:

– Trẻ em bị điếc bẩm sinh. Tuy nhiên, với đối tượng này, bạn nên thực hiện phẫu thuật cấy ốc tai điện tử từ những năm đầu đời, vì sau 7 tuổi, việc cấy ốc tai điện tử không còn nhiều hiệu quả. Lứa tuổi tối ưu để cấy ốc tai điện tử là từ 3 – 5 tuổi.

– Người lớn bị điếc đột ngột trong vòng 3 năm cũng là đối tượng nên cấy ốc tai điện tử.

Ngoài ra, cấy ốc tai điện tử không nên áp dụng với các trường hợp bị điếc nhẹ, hoăc những đối tượng có những bệnh lý về tai.

>>> Xem thêm: 5 triệu chứng điếc đột ngột bạn hãy ghi nhớ ngay kẻo muộn

Chi phí cấy ốc tai điện tử là bao nhiêu?

Khá nhiều người thắc mắc chi phí cho việc cấy ốc tai điện tử mất bao nhiêu tiền? Trước hết, về chi phí thiết bị, tức là hệ thống ốc tai điện tử thì có mức giá khoảng dưới 10 triệu đồng.

 Phẫu thuật cấy ốc tai điện tử có chi phí khá cao

Phẫu thuật cấy ốc tai điện tử có chi phí khá cao

Chi phí lớn nhất được trả cho ca phẫu thuật để cấy ốc tai điện tử, nó sẽ dao động tùy từng tình trạng bệnh nhân, tuổi và bệnh viện. Tuy nhiên, mức chi phí phẫu thuật cấy ốc tai điện tử là vào khoảng từ 10,000 – 20,000 USD. Mức giá này được đánh giá là khá cao, do đó, không nhiều gia đình có điều kiện để phẫu thuật.

>>> Xem thêm: Tai bị điếc một bên là do đâu? Làm thế nào để cải thiện tình trạng bệnh

Làm sao để cải thiện thính giác mà không cần cấy ốc tai điện tử?

Như vậy, chi phí cho một ca cấy ốc tai điện tử khá cao và không phải ai cũng có đủ điều kiện để thực hiện. Chính vì vậy, bạn có thể tìm đến các phương pháp hỗ trợ ít tốn kém mà hiệu quả vẫn bền vững. Đó là sử dụng sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên được rất nhiều chuyên gia đánh giá cao và nhiều người tin tưởng lựa chọn. Tiêu biểu trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính chiết xuất từ cây cối xay - một thảo dược đã được dân gian sử dụng để điều trị các bệnh về tai từ xa xưa hiệu quả.

 Cây cối xay – Thảo dược hỗ trợ điều trị điếc tai

Cây cối xay – Thảo dược hỗ trợ điều trị điếc tai

Ngoài thành phần chính là cây cối xay, sản phẩm còn có sự kết hợp của các vị thuốc quý khác như: Vảy ốc, đan sâm, thục địa, cốt toái bổ,… tạo nên 1 công thức độc đáo giúp nâng cao sức khỏe thính lực, tăng cường lưu thông máu tới tai, từ đó giúp cải thiện tình trạng điếc tai do nhiều nguyên nhân hiệu quả và an toàn cho mọi đối tượng sử dụng.

Cấy ốc tai điện tử chữa điếc là phương pháp được áp dụng để tìm lại khả năng nghe nhưng chi phí khá đắt đỏ. Một giải pháp an toàn và tiết kiệm hơn để phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị chứng điếc tai là sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính là cây cối xay mỗi ngày. Bạn hãy lựa chọn ngay hôm nay nhé!

Dược sĩ Mai Anh

Kim-thinh-box-sp-dpaa.jpg

Bình luận