Tổng quan về bệnh thiếu máu não

Hiểu rõ hơn về tình trạng thiếu máu não cũng như những nguy hiểm có thể xảy ra sẽ giúp bạn cải thiện và phòng ngừa bệnh tốt hơn. Cụ thể như sau:

Thiếu máu não là tình trạng gì?

Thiếu máu não là tình trạng não bộ bị thiếu máu cấp tính, xảy ra khi lưu lượng máu lên não không đủ. Bộ não của con người là một cơ quan có mức độ trao đổi chất cao, chiếm khoảng 25% nhu cầu của toàn bộ cơ thể, trong khi nó chỉ chiếm 2.5% trọng lượng.

khi-mau-len-nao-khong-du-se-gay-ra-thieu-mau-nao.webp

Khi máu lên não không đủ sẽ gây ra thiếu máu não

Thiếu máu não có thể chia thành nhiều trường hợp khác nhau, trong đó các trường hợp phổ biến bao gồm:

Thiếu máu não cục bộ - được phân chia chủ yếu dựa vào nguyên nhân gây thiếu máu não hoặc dựa vào vị trí xảy ra:

Dựa vào nguyên nhân:

  • Huyết khối: Thiếu máu não do tắc nghẽn mạch máu. Cục máu đông, động mạch co thắt đột ngột là nguyên nhân dẫn đến vấn đề này.
  • Tắc mạch: Thường do cục máu đông hình thành trong tim/động mạch, sau đó di chuyển đến động mạch khác gây tắc nghẽn.
  • Giảm tưới máu: Xảy ra khi thiếu nguồn cung cấp máu tổng thể.

Dựa vào vị trí:

  • Thiếu máu cục bộ khu trú: Tình trạng thiếu máu xảy ra ở một khu vực cụ thể của não bộ.
  • Thiếu máu cục bộ toàn thể: Xảy ra ở vùng não rộng hơn, thường xuất hiện khi máu cung cấp đến não bị giảm mạnh.

Thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA): Xảy ra khi dòng máu đến não bị tắc nghẽn trong thời gian ngắn, thông thường sẽ không quá 5 phút. TIA là một trong những dấu hiệu cảnh báo về cơn đột quỵ não trong tương lai. Những nguyên nhân gây ra TIA thường tương tự với thiếu máu não cục bộ.

Thiếu máu não có nguy hiểm không?

Thiếu máu não là một tình trạng nguy hiểm và trong một số trường hợp sẽ cần cấp cứu y tế. Khi thiếu máu lên não bộ, oxy và các chất dinh dưỡng quan trọng được vận chuyển trong máu qua động mạch cũng sẽ bị thiếu hụt theo.

Điều này làm suy giảm chức năng của não bộ và dẫn đến chết mô não gây đột quỵ và có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Trong trường hợp cấp cứu đột quỵ não kịp thời, người bệnh vẫn có thể gặp nhiều biến chứng về sau. Ví dụ như bị mất trí nhớ, suy giảm chức năng não bộ, tàn tật vĩnh viễn…

Ngay cả trường hợp thiếu máu não tạm thời cũng có thể gây ra sự nguy hiểm này. Thống kê từ WHO cho thấy, thiếu máu não là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 3 sau tim mạch, ung thư.

thieu-mau-nao-co-the-gay-ra-dot-quy-nao-nguy-hiem-den-tinh-mang.webp

Thiếu máu não có thể gây ra đột quỵ não, nguy hiểm đến tính mạng

>>> Xem thêm: Những vấn đề về rối loạn tuần hoàn não và cách cải thiện

Nguyên nhân thiếu máu não là gì?

Não bộ là bộ phận rất nhạy cảm nếu có sự gián đoạn của lưu lượng máu đến đây. Để duy trì lượng máu ổn định, các cơ chế cân bằng nội mô phức tạp đã được tạo lập và hoạt động để tự điều hòa mạch máu não. Khi hoạt động này bị ảnh hưởng, lưu lượng máu đến não bộ cũng ảnh hưởng và gây thiếu máu não.

Tùy thuộc vào loại thiếu máu não bạn gặp phải, nguyên nhân cũng sẽ khác nhau. Trong đó:

Thiếu máu não cục bộ toàn thể: Nguyên nhân chính là do kết quả tuần hoàn máu toàn thân, máu không đủ lưu lượng lên não nộ. Nguyên nhân thứ phát phổ biến nhất là do hạ huyết áp toàn thân gây ra.

Thiếu máu não cục bộ cư trú: Thường xảy ra do tắc nghẽn dòng máu động mạch đến não bộ. Nguyên nhân thứ phát của tình trạng này chủ yếu là sự xuất hiện của huyết khối hoặc bị tắc mạch.

Thiếu máu não thoáng qua: Xảy ra khi thần kinh kiểm soát và nhịp tim của cơ thể bị gián đoạn. Hoặc những vấn đề liên quan đến cấu trúc, chức năng của tim (ví dụ như rối loạn nhịp tim) là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây ra TIA.

Ngoài những nguyên nhân thứ phát phổ biến ở trên, thiếu máu não cũng có thể do một số tình trạng ít gặp hơn gây ra, ví dụ như:

  • Các mạch máu cổ tử cung bị bóc tách, tuy ít gây ra thiếu máu não cục bộ nhưng có thể là nguyên nhân khiến đột quỵ ở người trẻ.
  • Co thắt mạch, có thể do thuốc hoặc xuất hiện sau các chất thương, viêm hoặc xuất huyết dưới nhện gần đây.
  • Các bệnh lý liên quan đến động mạch lớn: Xơ vữa động mạch, tắc mạch,…
  • Bệnh lý tim mạch: Rung nhĩ, bất thường van tim, bất thường trong chuyển động của thành tim,…
  • Bệnh tắc mạch nhỏ: Động mạch nhỏ bị thủng, tăng huyết áp cơ bản,…

cuc-mau-dong-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-gay-thieu-mau-nao.webp

Cục máu đông là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu não

Ngoài ra, có nhiều yếu tố sẽ làm tăng nguy cơ bị đột quỵ khi gặp tình trạng thiếu máu não. Ví dụ như người bị béo phì, huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh tiểu đường,…

Nhận biết triệu chứng thiếu máu não

Nhìn chung, triệu chứng của thiếu máu não thoáng qua và thiếu máu não cục bộ sẽ tương tự nhau. Tùy vào mức độ từ nhẹ đến nặng mà biểu hiện của thiếu máu não sẽ khác nhau. Những dấu hiệu thiếu máu não mà bạn có thể nhận biết như:

  • Suy nhược, mất cảm giác cơ thể, mặt, có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên.
  • Nói lắp bắp hoặc câu chữ không đầy đủ, khó nói.
  • Xuất hiện các vấn đề liên quan đến thị lực, ví dụ như nhìn đôi hoặc nhìn mờ, thậm chí có thể bị mất thị lực tạm thời.
  • Chóng mặt, hoang mang, mất thăng bằng hoặc mất phối hợp giữa các bộ phận trong cơ thể.
  • Mất ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ bị tỉnh vào ban đêm, giấc ngủ chập chờn.
  • Khả năng tập trung kém, suy giảm trí nhớ, rối loạn về mặt tâm lý.

Ngay khi có những biểu hiện trên, bạn cần liên hệ với bác sĩ để được thực hiện các biện pháp kiểm tra chính xác, ngăn ngừa sớm tình trạng thiếu máu não dẫn đến đột quỵ. Để xác định tình trạng này, bác sĩ có thể thực hiện một số phương pháp chẩn đoán thiếu máu não như sau:

  • Thực hiện bài khám sức khỏe, kiểm tra thị lực, giọng nói, ngôn ngữ, sức mạnh, cử động mắt, phản xạ và kiểm tra những giác quan khác.
  • Siêu âm động mạch cảnh: Thực hiện kiểm tra nguyên nhân gây ra thiếu máu não.
  • Chẩn đoán bằng hình ảnh: Một số phương pháp có thể được thực hiện như chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cắt lớp vi tính mạch (CTA), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp mạch cộng hưởng từ (MRA), siêu âm tim qua lồng ngực (TTE), siêu âm tim qua thực quản (TEE), siêu âm tim truyền thống,…

sieu-am-dong-mach-canh-co-the-duoc-su-dung-de-chan-doan-thieu-mau-nao.webp

Siêu âm động mạch cảnh có thể được sử dụng để chẩn đoán thiếu máu não

Cách trị thiếu máu não như thế nào?

Sau khi đã xác định được mức độ, nguyên nhân gây ra thiếu máu não, bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp. Đối với những người đang có bệnh lý tiềm ẩn sẽ cần thực hiện khám sàng lọc và điều trị những bệnh này trước.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn cải thiện chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt để làm tăng lượng máu lên não. Nếu cần thiết, có thể sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ kèm theo hoặc thực hiện phẫu thuật. Cụ thể như sau:

Cải thiện bằng chế độ ăn uống

Lưu lượng máu sẽ chịu sự ảnh hưởng của hệ toàn hoàn chung. Vì vậy, để tăng lưu lượng máu đến não bộ, bạn cần cải thiện được sức mạnh của tim, lúc này máu sẽ cung cấp tốt hơn đến những bộ phận khác. Trong đó sẽ có các tế bào của não bộ. Một số lưu ý trong chế độ ăn uống để cải thiện thiếu máu não như sau:

Thiếu máu não nên ăn gì?

Cố gắng bổ sung thêm các nguồn protein thực vật thay thế động vật. Ăn nhiều các loại cá béo để cung cấp nguồn chất béo lành mạnh cho cơ thể thay cho nhóm chất béo bão hòa. Bổ sung thực phẩm giàu các thành phần tốt cho sức khỏe, tim mạch như vitamin B, chất chống oxy hóa, omega-3,... Một số thực phẩm cụ thể đã được chứng minh về hiệu quả như:

Quả lựu: Đây là loại quả giàu chất chống oxy hóa. Bạn có thể sử dụng lựu dưới dạng nước ép hoặc trái cây tươi để cải thiện được lưu lượng máu, oxy hóa mô cơ.

Hành tây: Đây cũng là một loại thực phẩm tuyệt vời có chứa chất chống oxy hóa flavonoid. Hoạt chất này giúp tăng lưu thông máu bằng cách mở rộng tĩnh mạch, động mạch.

Quế: Đây là một loại gia vị có tính ấm, giúp cải thiện sự giãn nở của mạch máu và tăng lưu lượng máu.

Nghệ: Curcumin trong nghệ có thể giúp tăng sản xuất oxit nitric, giảm oxy hóa, giảm viêm cho cơ thể.

mot-so-thuc-pham-giup-gian-no-mach-cai-thien-thieu-mau-nao.webp

Một số thực phẩm giúp giãn nở mạch, cải thiện thiếu máu não

Tỏi: Được biết đến với tác dụng có lợi với tuần hoàn, sức khỏe tim mạch. Tỏi cung cấp nhiều hợp chất lưu huỳnh, allicin, có thể làm tăng lưu lượng máu ở mô, giảm huyết áp bằng cách giãn mạch máu.

Các loại cá béo: Ví dụ như cá hồi, cá thu,… Chúng là nguồn cung cấp omega-3 tuyệt vời. Omega-3 hoặc những chất béo không bão hòa khác giúp thúc đẩy giải phóng oxit nitric, làm tăng lưu lượng máu bằng cách giãn mạch máu.

Củ cải đường: Trong củ cải đường chứa nhiều nitrat, chất chuyển hóa thành oxit nitric để làm giãn mạch máu, tăng lưu lượng máu đến các mô cơ, trong đó có não bộ.

Rau màu xanh lá: Ví dụ như rau bina, rau cải thìa,… Tương tự như những thực phẩm trên, các loại rau màu xanh lá thường chứa nhiều nitrat có thể cải thiện lưu lượng máu.

Trái cây có múi: Ví dụ như chanh, bưởi, cam… có chứa nhiều chất chống oxy hóa, bao gồm cả flavonoid.

Quả óc chó: Trong óc chó có khá nhiều chất có lợi. Trong đó có L-arginine, axit alpha-lipoic (ALA) và vitamin E - tất cả đều kích thích sản xuất oxit nitric.

Cà chua: Những thành phần trong cà chua có chứa chất làm giảm hoạt động của men chuyển angiotensin (ACE), giúp làm co mạch máu, kiểm soát được huyết áp.

Quả mọng: Trong quả mọng có chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất chống viêm,… Chúng có thể tác động tích cực đến việc cải thiện lưu lượng máu. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng, ăn nhiều quả mọng có thể giúp làm giảm huyết áp.

mot-so-thuc-pham-tang-giai-phong-oxit-nitric-giup-cai-thien-thieu-mau-nao.webp

Một số thực phẩm tăng giải phóng oxit nitric, giúp cải thiện thiếu máu não

Thiếu máu não không nên ăn gì?

Để tránh gây ra các tác động xấu đến tim mạch, khiến tình trạng thiếu máu não trở nên trầm trọng hơn, bạn nên tránh một số thực phẩm sau:

  • Thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn: Những loại thực phẩm này thường có lượng muối natri cao có thể ảnh hưởng xấu đến huyết áp, tim mạch.
  • Thức ăn nhanh: Có thể làm tăng cholesterol trong máu, gây tắc hẹp mạch máu.
  • Đồ uống có cồn, rượu, bia, nước ngọt có ga: Làm tăng cholesterol và khiến tình trạng bệnh trở nên xấu đi.

Thiếu máu não uống thuốc gì?

Trong trường hợp xảy ra đột quỵ do thiếu máu não cục bộ cấp tính, người bệnh sẽ được ưu tiên thực hiện các liệu pháp giúp tái tưới máu cấp tính. Trong đó có:

  • Thuốc làm tan huyết khối tĩnh mạch: Người bệnh có thể được tiêm tái tổ hợp chất hóa plasminogen mô (TPA) hoặc tenecteplase (TNKase).
  • Trong trường hợp khẩn cấp hơn, bác sĩ có thể thực hiện các thủ thuật nội mạch khẩn cấp như đưa thuốc trực tiếp đến não bộ.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được hướng dẫn sử dụng 2 nhóm thuốc cơ bản để tăng cường máu lên não bộ. Cụ thể bao gồm:

  • Nhóm thuốc tăng cường máu não, cải thiện triệu chứng: Ví dụ như cinnarizin, piracetam, ginkgo biloba, cerebrolysin,…
  • Nhóm thuốc cải thiện máu lên não bằng dưỡng chất: Gồm các loại vitamin nhóm C, B, sắt,…

ban-co-the-cai-thien-thieu-mau-nao-bang-cac-vien-uong-vitamin-c-b-sat.webp

Bạn có thể cải thiện thiếu máu não bằng các viên uống vitamin C, B, sắt,...

Chiến lược quản lý thiếu máu não

Ngoài những yếu tố trên, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm một số lưu ý sau để quản lý tình trạng thiếu máu não tốt hơn. Ví dụ như:

  • Đối với người bệnh tiểu đường cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
  • Quản lý nồng độ cholesterol ở mức cho phép.
  • Bỏ thuốc lá, ngủ đủ giờ, quản lý kiểm soát căng thẳng hàng ngày.
  • Duy trì cân nặng ở mức độ phù hợp với cơ thể.
  • Thực hiện tập thể dục ít nhất 150 phút/tuần.

Để cải thiện lưu lượng máu lên não bộ, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm một số loại thảo dược hỗ trợ. Ví dụ như sâm đất, đinh lăng, hạt mào gà trắng, bạch quả,… Trong đó:

Sâm đất: Theo nghiên cứu của Prathapan Ayyappan cùng cộng sự, trong sâm đất có chứa các hoạt chất giúp giảm sản xuất axit thiobarbituric – chất gây stress oxy hóa cho các tế bào hiệu quả. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng cho thấy, sâm đất giúp tăng hoạt động của các enzym chống oxy hóa. Từ đó bảo vệ tổn thương DNA của các tế bào thần kinh tốt hơn, góp phần cải thiện lưu lượng máu đến não.

Bạch quả: Còn gọi là ginkgo biloba giúp tăng lưu lượng máu não vùng chất xám, chất trắng ở đỉnh thùy chẩm trái, từ đó làm tăng máu đến não bộ. Tác dụng này đã được tác giả Amened Mashayekh thực hiện nghiên cứu cùng với các cộng sự của mình.

Khi phối hợp các thành phần thảo dược này với nhau sẽ hỗ trợ người bệnh tăng cường tuần hoàn máu não hiệu quả hơn. Ngoài ra, sự phối hợp này cũng sẽ hỗ trợ giảm mệt mỏi, căng thẳng, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt,… do thiếu máu não gây ra.

mot-so-duoc-lieu-giup-cai-thien-trieu-chung-thieu-mau-nao.webp

Một số dược liệu giúp cải thiện triệu chứng thiếu máu não

Thiếu máu não nếu không được phát hiện và cải thiện kịp thời có thể gây ra đột quỵ, nguy hiểm hơn sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Do đó, nếu đang gặp các triệu chứng ban đầu của bệnh, hãy liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt.

Trên đây là những thông tin tham khảo về tình trạng thiếu máu não. Để được giải đáp các vấn đề chi tiết hơn, vui lòng đặt câu hỏi dưới phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ hỗ trợ giải đáp giúp bạn.

Tham khảo

https://www.cdc.gov/stroke/types_of_stroke.htm

https://www.healthline.com/health/stroke/cerebral-ischemia#treatment

https://www.healthline.com/nutrition/foods-that-increase-blood-flow#TOC_TITLE_HDR_14

 

Dược sĩ Mai Lan

BOX-SP-BNAA.webp

Bình luận