Tìm hiểu về bệnh chàm khô ở trẻ em

Bệnh chàm khô ở trẻ em là tình trạng viêm da phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng thiếu độ ẩm của da dẫn đến bong tróc, nứt nẻ, chảy máu,... Khi mắc bệnh chàm khô, trẻ em sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy, các bậc phụ huynh cần phát hiện bệnh sớm để có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả nhất.

Bệnh chàm khô ở trẻ em

Cách chữa chàm khô ở trẻ em

Mục đích trong điều trị bệnh chàm khô ở trẻ em là chữa lành các vùng da bị tổn thương và ngăn ngừa triệu chứng bùng phát. Trong nhiều trường hợp, bệnh sẽ biến mất theo thời gian nhưng một số lại tồn tại cùng người mắc đến cuối đời. Tùy thuộc vào tuổi, dạng chàm và mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị khác nhau. Các thuốc điển hình thường được sử dụng trong điều trị bệnh chàm khô là:

Thuốc không kê đơn

- Thuốc bôi da hydrocortisone: Đây là loại kem, thuốc mỡ bán phổ biến ở hiệu thuốc mà không cần đơn của bác sĩ. Các thuốc này giúp ức chế miễn dịch, chống viêm, giảm dị ứng. Tốt nhất nên dùng 2 lần mỗi ngày, ngay sau khi tắm. Không nên sử dụng quá 5 - 7 ngày. Tác dụng phụ nếu dùng kéo dài gây: Teo da, mỏng da, giãn mạch,…

 

Thuốc bôi da hydrocortisone có thể được dùng để chữa chàm khô

- Kem dưỡng da: Cấp ẩm cho da là giải pháp không thể thiếu trong điều trị bệnh chàm khô ở trẻ em. Sử dụng các chế phẩm dưỡng và cấp ẩm cho da có tác dụng làm dịu làn da khô, giảm kích ứng, đem lại hiệu quả điều trị tốt các triệu chứng của bệnh. Tùy thuộc vào từng loại da và tình trạng bệnh mà có thể lựa chọn một trong các dạng: Kem, lotion, thuốc mỡ. 

- Thuốc kháng histamin: Các thuốc kháng histamin đường uống có tác dụng khá tốt trong trường hợp chàm khô do viêm da dị ứng. Hiệu quả mà loại thuốc này mang lại đó là giảm nhanh các cơn ngứa và ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng.

Thuốc kê đơn

Khi bệnh trở nên nặng hơn, các loại thuốc kể trên không đem lại hiệu quả điều trị thì bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc kê đơn dưới đây:

- Thuốc ức chế calcineurin: Đây là nhóm thuốc chống viêm mới, không chứa steroid nhưng có hiệu quả khá tốt trong điều trị phát ban và ngứa do chàm khô. Thuốc có tác dụng mạnh nên chỉ được áp dụng khi bệnh nhân đã không còn đáp ứng với các biện pháp điều trị thông thường khác.

- Thuốc uống: Trong trường hợp chàm khô ở trẻ em lan rộng và nặng hay tình trạng dị ứng, nhiễm trùng da nghiêm trọng thì có thể sử dụng thuốc uống tương ứng.

Quang trị liệu

Phương pháp sử dụng ánh sáng với bước sóng phù hợp để điều trị bệnh:

- UVA1: Người bị chàm khô cấp tính.

- NB - UVB: Trường hợp bị chàm khô mạn tính.

Các thuốc điều trị bệnh chàm khô thường đi kèm với khá nhiều tác dụng không mong muốn nếu như dùng sai cách. Do vậy, cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự cho phép.  

 

Quang trị liệu được dùng để cải thiện chàm khô

Để khắc phục tình trạng chàm khô ở trẻ em, bên cạnh việc dùng thuốc, một số thói quen khi ở nhà cũng giúp bệnh lý này được cải thiện. Cụ thể:

Vệ sinh cá nhân

- Cắt móng tay thường xuyên để tránh làm da bị tổn thương.

- Sử dụng sữa tắm, sữa rửa mặt, dầu gội dịu nhẹ, không chứa hóa chất hay các chất tẩy rửa mạnh.

- Tắm trong khoảng 15 - 20 phút, không tắm với nước quá nóng để tránh làm khô da, tắm nhẹ nhàng, không chà xát da quá mạnh.

- Sau khi tắm, rửa mặt, lau khô sạch nước rồi thoa một lớp kem dưỡng ẩm, lotion để giữ ẩm cho da, không để da quá khô.

Thói quen sinh hoạt

Khi tình trạng chàm khô đã ổn định thì những thói quen chăm sóc da trở nên rất quan trọng để ngăn chặn bệnh tái phát trở lại. Do đó, hãy thực hiện những điều dưới đây để có thể làm các tổn thương chóng lành cũng như dự phòng bệnh lý tái phát.

- Không dùng nhiều nước giặt, nước xả vải vì nó có thể bị giữ lại ở quần áo, ga giường,… gây kích ứng da. Không mặc quần áo còn ẩm, chưa khô. 

- Hạn chế tiếp xúc với thuốc xịt hóa học như: Thuốc phun muỗi, xịt thơm phòng,…

- Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, tránh đồ bó, chật, len thô, vải nhân tạo.

- Tránh xa các yếu tố gây dị ứng như: Đồ ăn, phấn hoa,…

- Giữ phòng ngủ mát mẻ, thông thoáng.

- Trong thời tiết khí hậu hanh, khô, nên sử dụng máy tạo độ ẩm.

- Chỉ được sử dụng thuốc trong khoảng thời gian cấp tính.

Liệu pháp thiên nhiên cải thiện chàm khô ở trẻ em hiệu quả

Chàm khô là vấn đề da liễu nhiều trẻ em gặp phải. Lời khuyên là nên dùng thuốc theo chỉ định của chuyên gia, sinh hoạt – ăn uống điều độ. Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ còn lựa chọn sản phẩm kem bôi thảo dược để cải thiện tình trạng cho con. Các thành phần từ thiên nhiên như: Dầu dừa, vỏ núc nác, chitosan (từ vỏ tôm, cua), kẽm salicylate, dầu hạt neem,…   mang lại tác động cải thiện bệnh chàm khô hiệu quả. Cụ thể:

- Kẽm salicylate: Kẽm có nhiều vai trò quan trọng trong các hoạt động của cơ thể như: Duy trì hoạt động của hệ miễn dịch, làm dịu lớp sừng da, bớt ngứa, chống oxy hóa, giảm viêm. Kẽm cũng ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme chuyển hóa acid béo - thành phần quan trọng gắn kết tế bào da. Thiếu sản xuất acid béo làm đứt gãy cấu trúc da, tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các tác nhân từ bên ngoài môi trường, gây viêm và làm bùng phát tình trạng chàm khô. Ngoài ra, kẽm còn giúp bảo vệ da, chống vi sinh hiệu quả. Thành phần acid salicylic có tác dụng làm mềm và loại bỏ vảy. Do đó, sự kết hợp giữa ion kẽm và acid salicylic tạo nên muối kẽm salicylate là một sự bổ sung rất hữu ích cho người bị chàm khô. 

- Nano bạc: Một số nghiên cứu ghi nhận, sự kết hợp của chitosan và muối bạc sẽ có tác dụng rất tốt trong việc kiểm soát tốc độ trao đổi hơi nước, oxy cũng như khả năng hút nước. Đặc biệt, nano bạc còn giúp chống viêm và có khả năng sát khuẩn mạnh.

- Tinh dầu hạt neem: Dầu hạt neem được chứng minh có tác dụng diệt khuẩn phổ rộng cả vi khuẩn gram (+) và gram (-). Do đó, dầu hạt neem có tác dụng giảm viêm rất tốt trong điều trị tình trạng chàm khô, vảy nến, mụn trứng cá,... 

- Chiết xuất vỏ núc nác: Vỏ núc nác có tác dụng rõ rệt giúp chống dị ứng và làm tăng sức đề kháng. Núc nác giúp ức chế giai đoạn cấp tính của phản ứng viêm, từ lâu cũng đã được dùng trong các bài thuốc chữa viêm da và những bệnh lở ngứa khác.

- Dầu dừa: Có tinh chất giúp da khỏe mạnh và chứa nhiều vitamin sẽ giúp chăm sóc, phục hồi và tái tạo da. Đặc biệt, dầu dừa còn chứa acid và enzyme có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm,… Ngoài ra, dầu dừa còn giúp dưỡng ẩm, làm sạch da, cung cấp các vitamin và chất béo, ngăn ngừa lão hóa da.

- Chitosan: Có tác dụng dưỡng ẩm, chống viêm, cầm máu, kích thích tái tạo mô và biểu mô, làm chóng liền vết thương, kháng nấm, ức chế sự phát triển của một số chủng vi khuẩn.

Kem bôi thảo dược vừa giảm viêm, giảm ngứa, kháng khuẩn, lại giúp phục hồi tổn thương, tăng tái tạo da, tăng cường sức khỏe làn da, hạn chế nguy cơ tái phát tình trạng chàm khô. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể sử dụng trong thời gian dài mà không lo tác dụng phụ.

Để cải thiện tình trạng chàm khô ở trẻ em hiệu quả, bên cạnh việc dùng thuốc tây theo chỉ định của chuyên gia, xây dựng lối sống lành mạnh và khoa học, bạn đừng quên duy trì bôi kem dược liệu cho trẻ mỗi ngày để kiểm soát cũng như tránh tái phát bệnh nhé! 

Nếu cần tư vấn thêm, bạn hãy bình luận xuống phía dưới để chuyên gia giải đáp cho bạn!

Bình luận