Viêm amidan là gì và các dạng thường gặp

Viêm amidan (viêm họng hạt) là tình trạng các khối amidan ở cổ họng bị nhiễm trùng. Amidan chính là hai mô mềm, nhỏ, một ở vị trí hai bên phía sau của cổ họng. Amidan đóng vai trò ngăn chặn, bẫy các loại vi trùng gây bệnh cho cơ thể. 

Tuy nhiên, do một số trường hợp, amidan bị nhiễm trùng, gây sưng, đau và khó chịu khi nuốt. Khi xuất hiện sự nhiễm trùng tại đây, amidan sẽ có cơ chế tự cô lập vùng nhiễm trùng và ngăn nó lây lan sang khu vực khác. Bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng thanh thiếu niên và người lớn cũng có thể mắc phải. Dựa theo các diễn biến lâm sàng và thời gian khởi phát mà viêm amidan được chia làm 3 dạng, bao gồm:

Viêm amidan cấp tính

Viêm amidan cấp tính thường xuất hiện đột ngột, kéo dài từ 3 - 4 ngày cho đến dưới 2 tuần. Lúc này, 2 khối amidan sẽ sưng to, đỏ và đau nhức, sốt cao, đau khi nuốt, họng có cảm giác khô rát và nóng, ho khan, khàn giọng và tức ngực.

Viêm amidan mạn tính

Viêm amidan mạn tính là kết quả của viêm amidan cấp do không được điều trị triệt để dẫn đến tái phát nhiều lần làm viêm nhiễm lan rộng. Ngoài những biểu hiện điển hình của đợt viêm cấp như đau họng, hơi thở có mùi hôi thì các hạch bạch huyết ở cổ cũng có thể nổi lên.Tùy theo mức độ viêm nhiễm và phản ứng của cơ thể mà amidan sẽ sưng to (viêm quá phát) hoặc teo dần (viêm xơ teo).

Viêm amidan hốc mủ

Viêm amidan hốc mủ là tổn thương cấp hoặc mạn tính khi amidan bị viêm. Do cấu trúc amidan nhiều hốc, ngăn nên khi thức ăn bị tích tụ lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, từ đó gây viêm nhiễm. Quá trình này nếu kéo dài sẽ tạo nên các khối mủ và vón cục ở các hốc amidan nhìn như bã đậu màu trắng hoặc xanh lấm tấm.

amidan-bi-viem-sung-gay-dau-rat-kho-chiu.webp

Amidan bị viêm, sưng gây đau rát khó chịu

Triệu chứng và cách nhận biết đúng viêm amidan

Viêm amidan rất dễ chẩn đoán với các triệu chứng phổ biến như:

  • Đau, ngứa cổ họng.
  • Amidan sưng tấy, đỏ và đôi khi tiết dịch màu trắng. Đôi khi sẽ thất xuất hiện các đốm màu trắng, hoặc lớp phủ màu trắng, vàng, xám ở khu vực amidan.
  • Khó nuốt, nuốt đau, cảm giác như vướng thứ gì đó.
  • Ho khan, có đờm nhưng rất khó khạc hoặc nuốt.
  • Khàn giọng.
  • Miệng khô, khi thở có mùi hôi khó chịu.
  • Sốt cao (trên 38 độ C) trong giai đoạn cấp.
  • Đau cổ do các hạch bạch huyết sưng to.
  • Đau đầu, đau tai.
  • Đau nhức toàn thân, mệt mỏi, đôi khi ớn lạnh.

Ở trẻ em, viêm amidan còn gây chảy nước dãi, chán ăn, đau bụng hoặc nôn mửa. Nếu amidan sưng quá mức có thể làm trẻ khó thở, ngủ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ. Một số người có thể phát triển sỏi amidan do sự tích tụ vôi hóa trong các kẽ của amidan. Khi các mảnh vụn vỡ ra có thể đông cứng lại thành những hạt nhỏ.

Nguyên nhân gây viêm amidan

Amidan là cơ quan quan trọng trong hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể trước những tác nhân lạ từ môi trường ngoài. Bởi vậy, amidan dễ bị các yếu tố bất lợi tấn công, dẫn đến viêm nhiễm.

Theo đó, virus, vi khuẩn là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm amidan. Chúng có thể có sẵn trong vòm miệng do vệ sinh răng không sạch sẽ hoặc do mắc các bệnh hô hấp như cúm, viêm họng... trước đó. Ngoài ra, nếu sống trong môi trường ô nhiễm, sức đề kháng yếu cũng rất dễ mắc bệnh.

Viêm amidan có nguy hiểm không? Có lây không?

Viêm amidan hiếm khi gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng tiềm tàng nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người mắc. Áp-xe amidan là biến chứng tại amidan thường gặp nhất với các biểu hiện như: Đau họng, khó nuốt, đau tai, nói khó, hơi thở có mùi hôi, đau đầu… Tình trạng này là do viêm amidan cấp không được điều trị dứt điểm dẫn đến tái đi tái lại.

Đôi khi, viêm amidan kéo theo các tình trạng viêm ở những bộ phận liên quan, nhất là tai-mũi-họng. Lúc này, bệnh nhân có thể mắc kèm viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi họng… Thậm chí, một số loại virus, vi khuẩn độc tính cao có thể lan xuống dưới, dẫn tới các biến chứng toàn thân như viêm cầu thận, thấp khớp… 

Mặc dù là bệnh hô hấp phổ biến nhưng viêm amidan không lây lan từ người sang người. Tuy nhiên, di truyền đóng vai trò quan trọng đến sự tái phát nhiều lần của bệnh lý này.

nhung-bien-chung-nguy-hiem-do-viem-amidan-gay-ra.webp

Những biến chứng nguy hiểm do viêm amidan gây ra

Cách điều trị viêm amidan

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà điều trị viêm amidan sẽ có những cách khác nhau. Tuy nhiên, mục tiêu chung vẫn là giảm đau, giảm bớt sự khó chịu.

Các cách chữa viêm amidan tại nhà

Amidan sưng tấy khiến người bệnh đau rát họng, ăn uống và nói chuyện đều khó khăn. Tuy vậy, một chế độ chăm sóc hợp lý sẽ giúp giảm triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương nhanh hơn và có thể giúp viêm amidan tự khỏi sau vài ngày. Dưới đây là những lời khuyên cho bạn:

  • Uống nhiều nước giúp cổ họng không bị khô và giảm viêm nhiễm. Nên uống nước ấm và tránh những chất kích thích hoặc chứa caffein bởi chúng sẽ làm bệnh nặng hơn.
  • Súc họng bằng nước muối thường xuyên để làm sạch khoang miệng, cải thiện hơi thở có mùi.
  • Uống nước rau diếp cá: Trong rau diếp cá có chứa các hoạt chất có đặc tính tương tự như kháng sinh giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Bạn hãy lấy lá diếp cá tươi đem giã nát rồi trộn với nước vo gạo, sau đó đun sôi, bỏ bã và uống khi còn ấm.
  • Kết bạn với các gia vị tự nhiên: Gừng, tỏi, nghệ… đều là những nguyên liệu có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, đặc biệt hữu hiệu với bệnh viêm amidan. Uống một tách trà gừng mỗi ngày hoặc nhai vài tép tỏi sống sẽ giúp tiêu sưng, giảm đau đáng kể.
  • Ngậm lá bạc hà: Tinh dầu menthol có trong bạc hà giúp sát trùng, giảm đau rất nhanh và hiệu quả. Mỗi khi bị viêm amidan, bạn hãy lấy 2-3 lá bạc hà tươi rửa sạch rồi nhai với chút muối, ngậm trong vài phút sẽ thấy dễ chịu hơn.
  • Ăn quất hấp mật ong: Cả quất và mật ong đều chứa nhiều chất chống oxy hóa cùng các vitamin A, C, E rất tốt với các tình trạng viêm đường hô hấp. Bạn khứa vài quả quất nhỏ rồi đem hấp cách thủy với mật ong, ăn trực tiếp nhiều lần trong ngày cho đến khi triệu chứng giảm dần.

gung-co-dac-tinh-chong-viem-giam-dau-nen-rat-tot-voi-benh-viem-amidan.webp

Gừng có đặc tính chống viêm, giảm đau nên rất tốt với bệnh viêm amidan

Dùng thuốc cải thiện triệu chứng

Nếu cơn đau không thuyên giảm dù đã thử nhiều cách, bạn có thể cân nhắc sử dụng một số loại thuốc để cải thiện triệu chứng tốt hơn. Paracetamol và ibuprofen là 2 thuốc giảm đau thông thường sẽ được dược sĩ/bác sĩ hướng dẫn. Hai loại thuốc này phần nào giảm bớt sự khó chịu nhanh chóng cho bạn.

Trong trường hợp viêm amidan do nhiễm vi khuẩn, thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định để điều trị, đặc biệt là liên cầu khuẩn nhóm A. Những thuốc thường dùng là: Penicillin, amoxicillin… Ngoài ra, thuốc corticosteroid cũng được phối hợp nếu có viêm nhiễm nặng.

Tuy vậy, sử dụng các loại thuốc cải thiện triệu chứng có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Những tác dụng phụ này có thể gồm tiêu chảy, đau hoặc khó chịu bụng, nôn mửa, đau đầu, nhiễm trùng nấm men...

>>> Xem thêm: Thuốc kháng viêm Alpha Choay và 5 điều cần biết trước khi dùng

Phẫu thuật cắt amidan

Phẫu thuật cắt bỏ amidan là cách tốt nhất để loại bỏ các ổ viêm nhiễm tại amidan. Tuy nhiên, liệu có nên cắt amidan không?

Thực tế, không phải trường hợp nào cũng nên cắt amidan bởi đây là tổ chức quan trọng của cơ thể. Nếu viêm amidan nhẹ và không quá ảnh hưởng thì không nhất thiết phải cắt. Hơn nữa, cắt amidan còn có thể gây biến chứng tử vong nếu thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc bệnh nhân mắc chứng rối loạn đông máu.

Theo khuyến cáo của chuyên gia, chỉ nên cắt amidan khi viêm tái diễn nhiều lần (7 lần/năm hoặc 5 lần/năm trong 2 năm liên tiếp hoặc trong 3 năm liên tục). Ngoài ra, nếu viêm amidan có các biến chứng nghiêm trọng và khó quản lý như viêm tai giữa, viêm cầu thận… thì cũng nên cắt. Phẫu thuật cũng có thể được thực hiện khi amidan có kích thước quá to gây cản trở trong ăn uống, hít thở hoặc áp xe không đáp ứng điều trị với các thuốc kháng sinh.

khong-phai-truong-hop-nao-cung-nen-cat-amidan.webp

Không phải trường hợp nào cũng nên cắt amidan

Thảo dược hỗ trợ giảm triệu chứng viêm amidan

Không ít nghiên cứu gần đây đã chứng minh những lợi ích tuyệt vời của các thảo dược truyền thống trong điều trị các tình trạng viêm đường hô hấp như viêm amidan. Điển hình là 4 thảo dược quý gồm rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng. Bốn loại thảo dược này có công dụng:

  • Chống viêm, kháng khuẩn, giảm sưng: Trong thân và rễ rẻ quạt chứa các hoạt chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid có tác dụng như kháng sinh thực vật giúp tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh. Từ đó, cải thiện triệu chứng viêm, giảm đau rát họng, khàn tiếng...
  • Tăng cường hệ miễn dịch tế bào niêm mạc amidan, họng, thanh quản: Bán biên liên, bồ công anh, sói rừng giúp tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi và bảo vệ amidan, ngăn ngừa tình trạng xơ hóa.

Đặc biệt, những thảo dược này đều rất thân thiện với cơ thể, dễ hấp thu mà giữ gìn được vi khuẩn có lợi (vi khuẩn chí) ở đường hô hấp, tiêu hóa, càng dùng lâu dài thì hệ miễn dịch càng tăng cường, phòng ngừa bệnh tái phát. Hiện nay, sản phẩm chứa 4 thảo dược này đã và đang được giới chuyên gia, người dùng đánh giá cao trong hỗ trợ cải thiện viêm amidan hiệu quả, an toàn hơn 10 năm qua. Đặc biệt, theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam vào tháng 1/2021 cho thấy, có đến 90,8% người tiêu dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ cao rẻ quạt.

re-quat-giup-giam-viem-amidan-hieu-qua-an-toan.webp

Rẻ quạt giúp giảm viêm amidan hiệu quả, an toàn

Phòng tránh viêm amidan như thế nào?

Không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu, viêm amidan còn tiềm ẩn các biến chứng nguy hại đến sức khỏe toàn trạng nói chung. Vì vậy, việc phòng bệnh là rất quan trọng, nhất là với trẻ em.

Cách tốt nhất để phòng ngừa viêm amidan là giữ vệ sinh khoang miệng và cơ thể thật tốt. Để làm được điều này, bạn cần lưu ý một số khía cạnh dưới đây:

  • Rửa tay với xà phòng thường xuyên.
  • Vệ sinh răng miệng, mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Không dùng chung đồ ăn, thức uống, vật dụng cá nhân với bất kỳ ai để tránh bị virus xâm nhập.
  • Giữ ấm vùng họng khi trời lạnh, hạn chế ăn đồ lạnh.
  • Đeo khẩu trang, che chắn kỹ khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với nhiều người.
  • Điều trị các bệnh tai-mũi-họng hoặc viêm đường hô hấp như cảm cúm, ho… giúp ngăn chặn vi khuẩn lây lan, giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Xây dựng một lối sống lành mạnh, bổ sung vitamin, tập luyện thể thao giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Mặc dù viêm amidan gây ra những phiền toái và khó chịu nhất định nhưng bệnh sẽ tự thuyên giảm khi được chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý. Để tránh những biến chứng nguy hiểm, hãy xử lý bệnh ngay khi nó xảy ra. Nếu còn bất kỳ thắc mắc, câu hỏi liên quan đến viêm amidan, vui lòng liên hệ đến tổng đài 024. 38461530 – 028. 62647169 để được hỗ trợ.

Nguồn tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/156497#home-remedies

https://www.webmd.com/oral-health/tonsillitis-symptoms-causes-and-treatments

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tonsillitis/diagnosis-treatment/drc-20378483

 

Bình luận