Cảnh báo 3 biến chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ cha mẹ cần lưu ý
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ. Mặc dù là bệnh lành tính và có thể khỏi sau 7 - 10 ngày, nhưng nhiều trường hợp do phát hiện muộn, điều trị chưa đúng phương pháp nên bệnh tiến triển nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mắc. Dưới đây là 3 biến chứng bệnh tay chân miệng mà cha mẹ cần lưu ý.
Nguyên nhân bệnh tay chân miệng ở trẻ
Bệnh tay chân miệng do virus enterovirus với nhiều loại virus khác nhau như: Coxsackievirus, echovirus,... gây ra. Chúng rất dễ lây lan và có thể bùng phát thành dịch nếu không kiểm soát tốt. Đối tượng mắc bệnh này chủ yếu là trẻ em dưới 10 tuổi, nhất là những bé đang học mầm non, mẫu giáo.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân sâu xa khiến trẻ dễ bị tay chân miệng chính là do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, từ đó tạo điều kiện cho virus gây bệnh tấn công, nhân lên. Tuy nhiên, người lớn vẫn có khả năng mắc bệnh này nếu trước đó chưa từng bị.
Mỗi năm, ở Việt Nam có khoảng 20% trường hợp bệnh chân tay miệng do virus EV71 gây ra dẫn đến biến chứng viêm não. Vì vậy, cha mẹ cần lưu tâm đến cách phòng ngừa và chữa bệnh tay chân miệng cho con từ sớm, để có biện pháp xử lý kịp thời.
Trẻ em thường dễ bị virus tay chân miệng tấn công
>>> Xem thêm: Bé bị tay chân miệng có kiêng ăn gì không? Xem đáp án TẠI ĐÂY!
3 biến chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ cha mẹ cần lưu ý
Nhìn chung, bệnh chân tay miệng ở trẻ không quá nguy hiểm và có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, cha mẹ cần tham khảo ý kiến chuyên gia và áp dụng đúng phương pháp chữa bệnh, nếu không trẻ có thể gặp các biến chứng sau:
Biến chứng hô hấp
Khi bệnh đã nặng, các nốt mụn nước vỡ ra, gây đau rát, trẻ thường xuyên quấy khóc, mất ngủ, khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt lả, dẫn tới việc khó thở: Thở nhanh, lõm ngực, thở rít do thanh quản sưng tấy và thở không đều. Bên cạnh đó, biến chứng còn gây ra hiện tượng phù phổi cấp như: Sùi bọt hồng ở mép miệng, mặt tím tái,… gây nguy hiểm cho trẻ.
Trẻ bị tay chân miệng có thể gặp biến chứng hô hấp
Biến chứng tim mạch
Bệnh tay chân miệng sẽ trở nên đáng báo động khi người mắc có những biểu hiện như: Viêm cơ tim, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch, mạch đập nhanh, da nhợt nhạt, nổi gân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh,… Giai đoạn đầu, trẻ sẽ có hiện tượng huyết áp tăng; Giai đoạn sau, mạch, huyết áp không ổn định gây nhiều biến chứng ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ.
Trẻ có thể gặp biến chứng viêm cơ tim khi mắc bệnh tay chân miệng
Biến chứng thần kinh
Người mắc bệnh tay chân miệng, đặc biệt là trẻ nhỏ dễ có nguy cơ biến chứng viêm não, viêm tủy, viêm màng não,… với các biểu hiện như:
- Rung giật cơ: Từng cơn ngắn 1 - 2 giây xuất hiện ở tay, chân rất khó phát hiện. Khi trong cơn, trẻ vẫn còn ý thức nên rất nhiều người nếu không để ý sẽ không thể phát hiện ra.
- Hiện tượng ngủ gà, cơ thể mệt mỏi, người bứt rứt, khó chịu, mắt nhìn ngược, yếu liệt chi (dạng liệt mềm cấp). Sau đó, dẫn tới bị tê liệt dây thần kinh não bộ.
Trẻ bị tay chân miệng có thể gặp biến chứng thần kinh
>>> Xem thêm: Bị tay chân miệng có ngứa không? Tìm hiểu ngay tại đây
Cải thiện bệnh tay chân miệng hiệu quả nhờ bộ đôi thảo dược
Hiện nay, vẫn chưa có vắc - xin phòng ngừa và thuốc đặc hiệu điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có thể chủ động phòng tránh, cải thiện bệnh tay chân miệng cho trẻ bằng cách chú ý đến vấn đề vệ sinh, dinh dưỡng hàng ngày, kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch và làm lành nhanh các tổn thương ngoài da. Tiêu biểu là bộ đôi thảo dược gồm cốm hòa tan và gel bôi ngoài da chứa nano bạc. Cụ thể:
Cốm thảo dược có thành phần chính là L-Lysine, kết hợp cùng cao lá neem, lá xoài, bạch chỉ và vitamin C,.... L-Lysine là một axit amin thiết yếu có vai trò kích thích hoocmon tăng trưởng, đã được nghiên cứu chứng có tác dụng ức chế sự sinh sản của virus herpes (tên gọi chung các chủng virus gây ra thuỷ đậu, herpes, zona,…). Và khi L-Lysine kết hợp với những thảo dược khác sẽ tạo thành công thức độc đáo giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị cũng như đẩy nhanh quá trình lành bệnh tay chân miệng, thủy đậu, sởi, zona,…
L-Lysine có khả năng ức chế sự sản sinh của virus
Gel thảo dược: Sản phẩm này được bào chế bằng công nghệ hiện đại với thành phần chính là nano bạc, kết hợp với dịch chiết neem, chitosan giúp tiêu diệt tất cả các loại virus, vi khuẩn gây tổn thương trên da một cách an toàn, làm sạch da, hỗ trợ điều trị các vấn đề về da do virus và ngăn ngừa sẹo hiệu quả. Gel thảo dược này có công dụng tuyệt vời như vậy là nhờ chứa thành phần chính nano bạc đã được các nhà khoa học Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu và cho thấy, chỉ cần một lượng rất nhỏ nano bạc đã tiêu diệt được vô số vi sinh vật gây bệnh, ngay cả với những chủng vi khuẩn kháng rất nhiều loại kháng sinh. Chính vì vậy, cha mẹ có thể yên tâm sử dụng sản phẩm này trong trường hợp con bị tay chân miệng hay các bệnh ngoài da do virus khác như: Thủy đậu, sởi, zona,...
Hiện nay, trong bối cảnh thị trường có rất nhiều sản phẩm được quảng cáo có tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng, các chuyên gia khuyên người dùng nên lựa chọn sản phẩm lâu năm trên thị trường, chứa thành phần đã được nghiên cứu, chứng minh lâm sàng có hiệu quả tốt với bệnh tay chân miệng, đồng thời được giới thiệu tại nhiều hội thảo khoa học, nhận nhiều giải thưởng uy tín do người tiêu dùng bình chọn… để cải thiện bệnh an toàn, hiệu quả. Mà bộ đôi gồm cốm hòa tan và gel bôi ngoài da chứa nano bạc, dịch chiết neem, chitosan là một trong số rất ít sản phẩm đáp ứng được đầy đủ những tiêu chí trên.
Trên đây là những biến chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ mà các bậc phụ huynh cần lưu ý. Để phòng ngừa và cải thiện bệnh tay chân miệng hiệu quả, không lo biến chứng, cha mẹ hãy cho con sử dụng bộ đôi sản phẩm thảo dược nhắc ở trên nhé!
Tuệ Đan
Bình luận