Cách trị cảm cúm cho trẻ, chuyên gia tư vấn
Thưa chuyên gia, con tôi đợt này rất hay bị ho, sụt sịt rồi ốm sốt, dạo gần đây bé lại càng biếng ăn. Chuyên gia có thể hướng dẫn giúp tôi cách trị cảm cúm cho trẻ hiệu quả được không ạ? Mong sớm nhận được câu hỏi từ chuyên gia.
Lan Khuê - Bắc Giang
Trả lời:
Chào chị, cảm ơn chị đã để lại câu hỏi cho đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.
Trẻ khi bị cảm cúm thường có các triệu chứng như: sốt, đau đầu rồi trở nên quấy khóc, chán ăn, ở một số trẻ có thể bị đau bụng, tiêu chảy.
Ngoài ra, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng chung của viêm đường hô hấp như hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi.
Đối với bố mẹ, cần theo dõi sát tình trạng sức khỏe của con để có biện pháp chăm sóc trẻ tốt nhất. Cha mẹ nên lưu ý những điểm sau:
- Hạ sốt cho trẻ bằng thuốc chứa Acetaminophen với liều lượng 10-15 mg/kg/lần, cách 4-6 giờ/lần khi trẻ sốt từ 38.5 độ C trở lên. Tuyệt đối không sử dụng quá 6 lần/ngày.
- Rửa sạch mũi và họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý: trẻ nhỏ có thể xịt rửa mũi, còn trẻ lớn hơn có thể để trẻ tự súc miệng bằng nước muối ấm, khoảng 3-4 lần/ngày.
- Bổ sung cho trẻ thức ăn dễ tiêu hóa, đủ dinh dưỡng, nên chia nhỏ thành nhiều bữa.
- Khuyến khích trẻ uống nước hoa quả và nước ấm đầy đủ.
- Có thể sử dụng một số biện pháp dân gian giúp giảm triệu chứng ho và đờm như: hấp quất với mật ong, hấp húng chanh với đường phèn, hấp hoa hồng bạch với mật ong, ngâm chân trong nước ấm, thoa dầu tràm vào lòng bàn chân trẻ...
Nếu sau 2-3 ngày, triệu chứng không giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nhi để được kiểm tra và điều trị kịp thời:
- Sốt cao không hạ hoặc gây co giật.
- Trẻ có triệu chứng như li bì, mệt mỏi, nôn mửa.
- Ho kéo dài, khò khè, khó thở và có biểu hiện da tím tái.
- Thở nhanh hơn bình thường (trên 60 lần/phút ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, trên 50 lần/phút ở trẻ từ 2 tháng - 12 tháng tuổi, trên 40 lần/phút ở trẻ từ 12 tháng - 60 tháng tuổi).
- Các triệu chứng như lõm lồng ngực, thở rít khi nằm yên.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên chú trọng bổ sung cho con lợi khuẩn đường hô hấp. Khi lợi khuẩn được đưa vào niêm mạc mũi và họng, chúng sẽ kích thích cơ thể sản xuất kháng thể IgA, tạo nên một "rào cản" bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh trong môi trường như vi khuẩn, virus, nấm,...
Đồng thời, lợi khuẩn sẽ duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh trong niêm mạc mũi và họng, giúp tăng cường sức đề kháng cho hệ hô hấp cũng như hỗ trợ quá trình lành lành các tổn thương. Nhờ vào những tác động này, bổ sung lợi khuẩn hô hấp không chỉ giảm viêm nhiễm, ngạt mũi, ngăn ngừa khả năng tái phát, mà còn thúc đẩy sức kháng tự nhiên của cơ thể, từ đó giúp bé ít bị ốm hơn và hệ hô hấp luôn khỏe mạnh.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, chị nên bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ hệ hô hấp cho trẻ theo liệu trình kéo dài từ 3 đến 6 tháng.
Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ. Nếu chị có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp thêm, hãy để lại bình luận dưới để được các chuyên gia tư vấn.
Chúc chị và gia đình luôn khỏe mạnh.
Chuyên gia bệnh đường hô hấp.
Bình luận