Những năm gần đây, dịch bệnh do virus gây ra các bệnh lý viêm đường hô hấp, đặc biệt ở trẻ nhỏ ngày càng tăng cao. Adenovirus không phải chủng mới nhưng đột nhiên tăng cao bất thường khiến các bậc phụ huynh lo lắng không yên. Vậy làm sao để phân biệt trẻ đang mắc Adenovirus hay chỉ là cảm cúm thông thường? Thắc mắc này được TS.BS Trần Anh Tuấn - Phó chủ tịch Hội Hô hấp Nhi Việt Nam, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Đồng 1 giải đáp rất chi tiết trong chương trình tư vấn sức khỏe trên báo Alobacsi.

Adenovirus không phải chủng mới mà đã xuất hiện từ những năm 50 của thế kỷ trước. Thời gian gần đây, việc có hàng ngàn bệnh nhi phải nhập viện do Adenovirus, trong đó nhiều trẻ tử vong khiến các bậc phụ huynh lo lắng.

Cách phân biệt trẻ nhiễm Adenovirus với bệnh cảm cúm

Adenovirus hay cảm cúm đều là virus gây bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp. Phân biệt dấu hiệu nhiễm Adenovirus với bệnh cảm cúm sẽ giúp mẹ có phương pháp điều trị mang đến hiệu quả tối ưu.

Triệu chứng giống nhau giữa Adenovirus với bệnh cảm cúm

Theo TS.BS Trần Anh Tuấn, Adenovirus và cảm cúm đều là bệnh lý gây triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp. Các triệu chứng khi trẻ nhiễm cả 2 loại virus này có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp từ nhẹ là viêm đường hô hấp trên với biểu hiện như: sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, viêm họng.

Trong trường hợp nặng, trẻ sẽ bị viêm đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản gây triệu chứng ho, khò khè, thở nhanh. Nặng hơn nữa, trẻ sẽ có biểu hiện khó thở, rút lồng ngực mới có thể thở được. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy hô hấp, cần được điều trị sớm.

Dấu hiệu khác nhau giữa Adenovirus với bệnh cảm cúm

Theo TS.BS Trần Anh Tuấn, để phân biệt bệnh một cách rạch ròi thì hơi khó. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu đặc trưng của nhiễm Adenovirus so với bệnh do cảm cúm như:

  • Trẻ bị viêm kết mạc: Nếu trẻ có các triệu chứng viêm đường hô hấp cùng viêm kết mạc, đau mắt đỏ thì rất có thể con đã nhiễm Adenovirus thay vì cảm cúm thông thường. 
  • Bé nổi hạch cổ. Đây là biểu hiện khá điển hình khi nhiễm Adenovirus nhưng ít được chú ý.
  • Trẻ đồng thời bị rối loạn tiêu hóa như: đau bụng, ói mửa, tiêu chảy.

Ngoài ra, nếu gia đình có yếu tố dịch tễ, mới tiếp xúc với người bị bệnh thì cũng là yếu tố khiến chúng ta phải nghĩ đến đã mắc Adenovirus hơn là cảm cúm.

Nhiễm Adenovirus có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Nhiễm Adenovirus có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Cách chăm sóc trẻ nhiễm Adenovirus

TS.BS Trần Anh Tuấn cho biết, trong đa số các trường hợp nhiễm Adenovirus, chúng ta chỉ cần điều trị triệu chứng tại nhà. Khi trẻ nhiễm Adenovirus, mẹ cần cho bé ăn uống đủ dinh dưỡng, không bắt trẻ kiêng ăn, kiêng uống. Thậm chí phải tăng cường thêm dưỡng chất cho trẻ, đặc biệt là bổ sung thêm hoa quả, vitamin, giúp trẻ có đủ sức đề kháng chống chọi với bệnh tật.

Với trẻ bị ho do Adenovirus, không nhất thiết phải cho trẻ ăn cháo. Trong trường hợp trẻ bị viêm họng, đau họng, ăn uống khó, dễ nôn ói thì cần cho trẻ ăn đồ ăn mềm, để trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ.

Cần cho trẻ uống đầy đủ nước để làm ẩm niêm mạc đường thở, từ đó giúp cơ thể chống lại virus cũng như các tác nhân gây bệnh khác. Uống đủ nước cũng giúp phòng tránh nguy cơ mất nước - nguyên nhân khiến bệnh của trẻ ngày càng nặng hơn. Uống đủ nước còn giúp trẻ giảm ho, làm loãng đờm và long đờm tốt hơn.

Với bé có triệu chứng thì nên điều trị triệu chứng là chủ yếu. Chẳng hạn như sốt thì cho trẻ dùng hạ sốt. Nếu trẻ ho thì sử dụng thuốc ho…

Mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ

Mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ

Đặc biệt, mẹ cần vệ sinh mũi cho em bé. Điều này vô cùng quan trọng vì ở trẻ nhỏ rất bị tắc mũi. Do đó, cần làm thông thoáng mũi để trẻ dễ ngủ, dễ thở, dễ bú. Để làm mũi trẻ thông thoáng, chúng ta có thể cho trẻ sử dụng nước muối sinh lý hoặc sản phẩm nhỏ mũi, xịt mũi chứa lợi khuẩn đường hô hấp.

Như đã phân tích, sức đề kháng có vai trò quan trọng giúp trẻ phòng tránh nguy cơ mắc Adenovirus. Trong đó, hàng rào miễn dịch tự nhiên quan trọng của cơ thể chính là lợi khuẩn. Khi lợi khuẩn trong cơ thể tăng lên, điều tất yếu là hại khuẩn (virus, vi khuẩn) sẽ bị tiêu diệt, từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh chống chọi với bệnh tật.

Hai lợi khuẩn nổi tiếng với khả năng sống cao, tác dụng trên đường hô hấp là Bacillus clausii và Bacillus subtilis. Khi vào cơ thể, lợi khuẩn sẽ di chuyển đến khu vực đang bị tổn thương ở niêm mạc đường hô hấp, tạo màng nhầy biofilm bao phủ vết thương, kích thích các tế bào niêm mạc mũi, giúp ức chế mầm bệnh, từ đó hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng ho, viêm họng, sổ mũi, ngạt mũi do virus hiệu quả.

Để tăng thêm tỷ lệ sống của lợi khuẩn, ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và sản xuất lợi khuẩn bằng công nghệ vi nang giúp lợi khuẩn sống tốt hơn ngay cả trong môi trường khắc nghiệt hay tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời.

Qua những tư vấn của TS.BS. Trần Anh Tuấn, chắc hẳn phụ huynh đã có thêm thêm nhiều kiến thức về Adenovirus. Đặc biệt, để phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp do virus hay vi khuẩn, mẹ hãy cho bé sử dụng sản phẩm lợi khuẩn hô hấp càng sớm càng tốt. 

DS Trang Nhung

Subavax-giam-viem-ho.jpg

Bình luận