Cách chữa dị ứng thức ăn hiệu quả nhất mà bạn nên biết
Dị ứng thức ăn là tình trạng khá phổ biến gặp ở nhiều người, đặc biệt khi có cơ địa nhạy cảm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chữa dị ứng thức ăn hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể những cách khắc phục và phòng tránh tình trạng này qua bài viết ngay dưới đây.
Cách chữa dị ứng thức ăn tại nhà hiệu quả
Với ưu điểm là sự lành tính cũng như hiệu quả đem lại cao, ngày nay các mẹo chữa dị ứng thức ăn được mọi người sử dụng rất nhiều. Một số phương pháp chữa dị ứng thức ăn tại nhà bạn có thể tham khảo như:
Uống nước giấm táo chữa dị ứng thức ăn
Tính kiềm của giấm táo giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại, từ đó chống lại những tác nhân kích thích cơ thể tăng tiết histamin gây dị ứng. Không chỉ vậy, loại nước này còn giúp tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng cho dạ dày, thiết lập lại cân bằng độ pH, cải thiện và nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể từ đó góp phần kiểm soát tình trạng dị ứng thức ăn.
Cách làm: Cho vào cốc 1 thìa nước giấm táo, 1 thìa mật ong, 1 thìa nước cốt chanh rồi thêm nước ấm, khuấy đều là có thể sử dụng được. Mỗi ngày uống 2-3 cốc sẽ giúp cải thiện triệu chứng dị ứng.
Lưu ý: Bạn có thể dùng được cả phần dung dịch lẫn phần bã giấm táo, hiệu quả đem lại vẫn không thay đổi.
Uống nước giấm táo là cách chữa dị ứng thức ăn tại nhà hiệu quả
Nước chanh chữa dị ứng thức ăn
Cách chữa dị ứng thức ăn bằng nước chanh là một trong những biện pháp được đánh giá cao về hiệu quả. Trong chanh là chứa nguồn vitamin C dồi dào có công dụng kháng viêm, chống lại các loại vi khuẩn, giảm ngứa, nổi mẩn đỏ,…
Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng từ chanh còn giúp làm lành nhanh vết thương. Nước chanh thường được sử dụng trong chữa trị dị ứng tôm vô cùng hiệu quả. Khi có những dấu hiệu như nổi ngứa, phát ban, bạn hãy ngay lập tức uống một cốc nước ấm hòa với một thìa nước cốt chanh tươi. Sau một tuần sử dụng, bạn sẽ thấy vô cùng hiệu nghiệm.
Cách chữa dị ứng thức ăn bằng mật ong
Mật ong được biết đến là cách chữa dị ứng thức ăn tại nhà hữu hiệu nhờ tác dụng kháng khuẩn, diệt virus, cải thiện đề kháng và miễn dịch cho cơ thể. Từ đó, sử dụng giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn.
Cách dùng: Pha 1/2 thìa mật ong với nước ấm, khuấy đều là có thể sử dụng được. Dùng ít nhất 2-3 lần/ngày, đều đặn sử dụng ít nhất 1 tuần.
Dùng mật ong pha với nước ấm chữa dị ứng thức ăn
Xem thêm: Da bị dị ứng phải làm sao? Cách điều trị và phòng ngừa
Cao nhàu chữa dị ứng thức ăn
Bởi sự an toàn, tiết kiệm cũng như hiệu quả của phương pháp dân gian, việc dùng các loại thảo dược để chữa trị dị ứng thức ăn ngày được nhiều người tin dùng. Ngoài các cách chữa dị ứng thức ăn từ giấm táo hay nước chanh, tỏi, nước thầu dầu thì bạn có thể tham khảo thêm một số loại thảo dược có tác dụng thanh nhiệt giải độc như cây nhàu, cỏ nhọ nồi, diệp hạ châu,…
Trong đó, tác động chống dị ứng từ sản phẩm chứa chiết xuất nhàu đã được chứng minh bởi các dược sĩ của Đại học Kinki, Nhật Bản. Bằng phương pháp phản ứng qua da, nghiên cứu này đã thấy rằng hoạt chất MCL-ext có trong nhàu cho hiệu quả cao trong các trường hợp phản ứng quá mẫn tức thời.
Ngoài ra, MCF-ext (có trong dịch chiết nhàu) được thử nghiệm lâm sàng trong các mô hình ITH (phản ứng tức thời) và DTH (phản ứng chậm) về ức chế sưng tai, tương tự với việc viêm da dị ứng. Mặt khác, việc sử dụng dịch chiết cây nhàu không đem lại bất cứ tác dụng phụ tiêu cực nào, kể cả việc thay đổi trọng lượng của cơ thể và nội tạng.
Cách chữa dị ứng thức ăn bằng cao nhàu đã được nghiên cứu chứng minh
Hiện nay, nền y học hiện đại phát triển đã nghiên cứu ra viên uống dược liệu có thành phần: cao nhàu, cao gan, L-carnitine fumarate có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, tốt cho gan thận giúp cải thiện nhanh triệu chứng mề đay dị ứng trong đó có dị ứng thức ăn và còn ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Cách chữa dị ứng thức ăn bằng thuốc
Tuy hiệu quả nhưng những cách chữa dị ứng thức ăn tại nhà chỉ phù hợp khi bệnh đang còn ở giai đoạn nhẹ cũng như hiệu quả mang lại cũng sẽ khác nhau đối với từng người. Khi các triệu chứng ngày một nặng, bạn sẽ được bác sĩ kê đơn cho một số loại thuốc như:
- Nhóm thuốc kháng histamin: Với cơ chế giảm hoạt tính hoặc giảm sự liên kết của thụ thể histamin từ đó giảm các triệu chứng của dị ứng thức ăn như ngứa, hắt hơi, nổi mẩn đỏ,… Một số thuốc kháng histamin bạn có thể tham khảo như: Loratadin, cetirizin, fexofenadin,…
- Thuốc steroid: Có công dụng làm dịu tế bào miễn dịch trong cơ thể bị tấn công bởi các chất được giải phóng trong quá trình dị ứng. Thuốc thường được thiết kế dưới dạng xịt mũi, ngoài ra còn có thuốc dạng uống và tiêm. Tuy nhiên đây là nhóm thuốc kê đơn cũng như có nhiều tác dụng phụ đi kèm như loãng xương, tăng cân, tăng nguy cơ nhiễm trùng,… nên trước khi dùng bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng chi tiết nhất.
- Thuốc giãn phế quản: Sử dụng trong trường hợp khi ăn thức ăn bị dị ứng có triệu chứng khó thở. Bạn có thể dùng salbutamol dạng xịt hoặc ở dạng khí dung với liều ở trẻ em 1,5ml, người lớn 3ml.
Mỗi nhóm thuốc sẽ có chỉ định riêng cho từng người cũng như tiềm ẩn những tác dụng không mong muốn riêng. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng mà phải được tư vấn, kê đơn cụ thể từ bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn.
Cách chữa dị ứng thức ăn bằng thuốc giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng khó chịu
Cách phòng tránh dị ứng thức ăn
Ngoài việc dùng các cách chữa dị ứng thức ăn được chia sẻ ở trên thì việc quan trọng không kém là chủ động phòng tránh. Bởi việc phòng chống đúng cách sẽ giúp cho người bệnh tránh tái phát dị ứng.
Trong sinh hoạt thường ngày, có một số điều bạn cần phải chú ý để ngăn ngừa dị ứng thức ăn như:
- Tránh thức ăn mà bạn đã biết cơ thể của mình bị dị ứng, đặc biệt là các món nhiều thành phần hoặc chứa nhiều protein,…
- Khi đi ăn ngoài, bạn cần phải hỏi rõ thành phần các món ăn. Tập thói quen nấu ăn tại nhà. Nếu trong trường hợp đi xa, không thể nấu được, bạn có thể chế biến sẵn thức ăn rồi mang theo.
- Không ăn thức ăn đã bị hư, hết hạn sử dụng, ôi thiu, nấm mốc,…
- Đối với trẻ em, bố mẹ cần báo cho giáo viên, bảo mẫu, người chăm sóc trẻ nếu bé từng có tiền sử dị ứng bất kì loại thức ăn nào.
- Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nhà bếp, bát đũa ăn uống để tránh thức ăn dị ứng có thể bị dính vào.
- Trong những trường hợp từng bị dị ứng nặng, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số loại thuốc dự phòng, bạn phải nhớ luôn mang theo thuốc bên mình, dùng đúng yêu cầu, chỉ định của bác sĩ.
Tránh những thức ăn mà bạn biết mình bị dị ứng
Trên đây là tổng hợp những cách chữa dị ứng thức ăn hiệu quả nhất mà bạn cần phải biết. Bạn hãy áp dụng các cách điều trị trên và nhớ sử dụng viên uống có thành phần cao nhàu để cải thiện nhanh mề đay dị ứng nhé. Nếu có còn điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết nhất.
Tài liệu tham khảo
https://www.medicalnewstoday.com/articles/14384
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/food-allergy/symptoms-causes/syc-20355095
https://www.healthline.com/health/food-allergy-rash#duration
Bình luận