Các cánh phòng ngừa biến chứng ở người tiểu đường
Các biến chứng của bệnh tiểu đường sẽ sớm xuất hiện nếu bạn không có kế hoạch phòng ngừa ngay từ khi mới mắc. 12 cách phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường dưới đây sẽ là tất cả thông tin bạn cần biết để tránh được những hệ lụy của bệnh tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh và bàn chân.
Ổn định đường huyết để phòng ngừa biến chứng
Luôn giữ đường huyết ở ngưỡng an toàn
Duy trì đường huyết ổn định là cách tốt nhất để hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường. Ngưỡng chỉ số đường huyết an toàn bạn nên đạt được đó là:
- Đường huyết lúc đói, trước khi ăn: 3.9 – 7.2 mmol/l (70 – 130 mg/dl).
- Đường huyết sau ăn 2 giờ < 10 mmol/l (180 mg/dl).
- Chỉ số xét nghiệm HbA1c (thực hiện 3 tháng/ lần): < 7%.
Người bệnh nên kết hợp đồng thời 4 yếu tố: Chế độ ăn tiểu đường, vận động thường xuyên và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ,bổ sung thảo dược hỗ trợ.
Kiểm soát đồng thời mỡ máu và huyết áp
Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu đều là những yếu tố nguy cơ thúc đẩy biến chứng tiểu đường xuất hiện sớm hơn, đặc biệt là các biến chứng liên quan đến tim mạch, suy thận, đột quỵ.
Người tiểu đường cần kiểm soát đồng thời: đường huyết, mỡ máu, huyết áp
Theo nghiên cứu và đánh giá từ Bộ y tế, người tiểu đường nên kiểm soát huyết áp ở mức dưới 140/90 mmHg, tốt nhất là dưới 130/80 mmHg. Đặc biệt đối với chỉ số lipid máu cần:
- LDL cholesterol <100 mg/dL (2,6 mmol/L. Nếu đã có biến chứng tim mạch có thể dưới 70 mg/dL (1,8 mmol/L) hoặc dưới 50 mg/dL khi có nguy cơ xơ vữa cao.
- Triglycerides <150 mg/dL (1,7 mmol/L).
- HDL cholesterol >40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam và >50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ.
Dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế tinh bột
Chế độ ăn nhiều dinh dưỡng và tinh bột ảnh hưởng rất lớn tới chỉ số đường huyết sau ăn và HbA1C. Mục tiêu người bệnh người tiểu đường cần đạt được là chỉ số HbA1c < 7%. Do đó, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần chú ý:
- Bánh mì đen, gạo lứt hoặc ngũ cốc nguyên hạt cho người tiểu đường.
- Các loại đậu (đậu đen xanh lòng, đậu xanh, đậu đỏ).
- Trái cây có chỉ số GI thấp, ít đường (bơ, bưởi, cam quýt, ổi, táo, lê, đào, dâu tây, nho đen…).
Các thực phẩm này đều giúp bổ sung tinh bột lành mạnh, ít gây tăng đường huyết do chứa nhiều chất xơ. Chúng hoàn toàn có thể thay thế cơm trắng trong những bữa ăn chính hoặc sử dụng vào các bữa phụ nếu bạn thấy đói.
Lịch sinh hoạt khoa học
Lịch sinh hoạt khoa học, lành mạnh là một trong số các yếu tố tiên quyết giúp người tiểu đường cải thiện phòng ngừa biến chứng. Cụ thể:
- Thiếu ngủ: Khiến người bệnh có xu hướng thèm ăn các thực phẩm giàu carbs nhiều hơn. Điều này vô tình có thể dẫn đến tăng cân, tăng nguy cơ biến cố liên quan đến tim mạch, huyết áp.
- Căng thẳng, stress, lo âu quá mức: Khiến cơ thể sẽ giải phóng ra các hormon làm tăng lượng đường trong máu. Biến động đường huyết thường xuyên là yếu tố thúc đẩy biến chứng tiểu đường đến sớm hơn.
- Thuốc lá: Khi hút thuốc, nicotin từ khói thuốc qua phổi vào máu gây co thắt những mạch máu nhỏ. Đây chính là một trong những tác nhân làm tăng biến chứng suy thận, mù mắt, hoại tử bàn chân, đột quỵ ở bệnh nhân đái tháo đường.
- Chất kích thích: Sử dụng rượu, bia nhiều làm gia tăng nguy cơ hạ đường huyết quá mức - một trong những biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường.
Thiếu ngủ là một trong số các nguyên nhân gia tăng biến chứng ở người tiểu đường
Kiểm tra bàn chân mỗi ngày
Bệnh tiểu đường có thể gây rất nhiều tổn thương lên bàn chân như biến dạng bàn chân (bàn chân charcot), viêm loét, nhiễm trùng, cắt cụt chi. Biến chứng thần kinh tiểu đường lại gây mất cảm giác, khiến người bệnh thường khó phát hiện sớm những tổn thương này.
Theo ThS. BS Nguyễn Huy Cường, Nguyên phó trưởng khoa Đái tháo đường, BV Nội tiết Trung Ương, người tiểu đường nên kiểm tra bàn chân tại nhà hàng ngày và khám bàn chân tại bệnh viện ít nhất 1 lần/ năm. Bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ biến chứng bàn chân và đưa ra lời khuyên về mức độ cần kiểm soát của biến chứng này.
Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn theo dõi bàn chân tại nhà khi bị tiểu đường:
- Tự kiểm tra từ trên xuống dưới bàn chân. Nên chọn một thời điểm cố định trong ngày để dễ nhớ, chọn nơi có ánh sáng tốt, sử dụng một chiếc gương để dễ quan sát loét bàn chân tiểu đường.
- Kiểm tra kỹ ở kẽ chân, kẽ móng xem có vết xước, vết chai sạn, vết rộp hay không.
- Kiểm tra sự phát triển bất thường của móng chân như móng quặp vào trong, dày móng.
Sử dụng thảo dược hỗ trợ phòng biến chứng
Bản chất của biến chứng tiểu đường là sự tổn thương trên hệ thống mạch máu và thần kinh do đường huyết tăng cao mạn tính. Tổn thương mạch máu, thần kinh ở cơ quan nào sẽ gây ra biến chứng tại cơ quan đó.
Không giống như các thảo dược giúp giảm đường huyết, các thảo dược phòng ngừa và cải thiện được biến chứng tiểu đường cần phải có tác dụng hỗ trợ đồng thời: Vừa giảm đường huyết, vừa bảo vệ được tính toàn vẹn của mạch máu, thần kinh để ngăn biến chứng.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy 4 thảo dược tiêu biểu là Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn có tác dụng hỗ trợ hiệu quả phòng ngừa và cải thiện được biến chứng tiểu đường. Trong đó:
- Câu kỷ tử: Ức chế enzym alpha-glucosidase, giảm tích tụ sorbitol trong tế bào, nhờ đó hỗ trợ giảm nguy cơ gây ra đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc ở người bệnh tiểu đường.
- Nhàu: Tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tăng tốc độ lành vết thương ở người bệnh tiểu đường.
- Mạch môn: Hoạt chất MDG-1 hỗ trợ ức chế xơ hóa cầu thận, làm chậm tiến triển của suy thận do tiểu đường.
- Hoài sơn: Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng thần kinh tiểu đường, hỗ trợ giảm tê bì tay chân, khô ngứa da... nhờ cơ chế kích thích yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF.
Tứ quý thảo dược giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách phòng ngừa biến chứng hiệu quả được nhiều người áp dụng. Nếu vẫn còn băn khoăn về bệnh tiểu đường, đừng ngần ngại hãy để lại thắc mắc dưới phần bình luận để được các chuyên gia tư vấn chuyên sâu nhé!
Bình luận