“Bị bệnh tay chân miệng có ngứa không” là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Đây là một trong số những bệnh do virus gây nên, biểu hiện qua những tổn thương ngoài da. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây nguy hiểm tới tính mạng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Do đó, mọi người cần hết sức lưu ý và trang bị cho mình kiến thức về bệnh để có biện pháp ứng phó, xử lý kịp thời.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng là hội chứng bệnh thường gặp ở người, do một loại virus đường ruột của họ picornaviridae gây nên. Chủng virus hoành hoành và gây bệnh phổ biến nhất là coxsackie A16 và virus enterovirus 71 (nhóm này rất nguy hiểm). Tay chân miệng lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Dịch tay chân miệng xảy ra vài năm một lần tại các khu vực khác nhau của thế giới. Trong những năm gần đây, dịch xảy ra nhiều hơn tại châu Á. Các nước ghi nhận số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng cao bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Đài Loan và Việt Nam.

hinh-anh-virus-gay-benh-tay-chan-mieng.webp

Hình ảnh virus gây bệnh tay chân miệng

Ở nước ta, dịch tay chân miệng thường xuất hiện rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào 2 thời điểm từ tháng 3 - tháng 5 và từ tháng 9 - tháng 12 hàng năm. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như: Đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên chăm sóc, lưu tâm tới trẻ để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường và xử lý kịp thời.

Bị bệnh chân tay miệng có ngứa không?

Bệnh chân tay miệng thường xuất hiện ở trẻ em với những triệu chứng không giống nhau. Nhiều người thắc mắc: Bị tay chân miệng có ngứa không? Thực tế, các vết ban đỏ xuất hiện trên da từ 1 - 2 ngày lại không hề gây ngứa như những bệnh ngoài da khác. Nếu phát hiện con có dấu hiệu ngứa ngáy, đau rát khó chịu thì rất có thể các vết loét trên da đã bị nhiễm trùng do chăm sóc không cẩn thận. Vì vậy, cha mẹ cần hết sức lưu tâm khi phát hiện con có những triệu chứng của chân tay miệng để có hướng điều trị kịp thời.

Bệnh tay chân miệng có ngứa không?

Bệnh tay chân miệng có ngứa không?

Khi nhiễm virus tay chân miệng, người bệnh thường có một số biểu hiện như: Sốt, nôn ói, ho, sổ mũi, mệt mỏi, thương tổn ở niêm mạc miệng (loét miệng). Tiếp theo là hiện tượng phát ban toàn thân kèm các nốt mụn nước mọc lên ở lòng bàn tay, bàn chân, thậm chí là tại vùng mông, bụng, đùi,… Các triệu chứng trên sẽ khiến trẻ biếng ăn kèm theo hiện tượng tiêu chảy, mất nước, cơ thể mệt mỏi. Lúc này, người thân, đặc biệt là cha mẹ nên cho trẻ đi khám và chăm sóc thật cẩn thận.

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng

Ban đầu, bệnh tay chân miệng sẽ gây sốt, đau đầu, cứng cổ hoặc đau lưng. Tình trạng thường nhẹ và tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em có thể cần phải nhập viện trong một thời gian ngắn do sức đề kháng và hệ miễn dịch còn non yếu. Các biến chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra như: Suy hô hấp, viêm não (sưng não) hoặc tê liệt một bên, thậm chí dẫn tới bại liệt (trường hợp này hiếm gặp). Đặc biệt khi bị viêm não có thể sẽ gây tử vong. Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có phương pháp ngăn ngừa đặc hiệu nào cho bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, để phòng tránh bệnh tốt nhất, bạn cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, bế trẻ, sau khi đi vệ sinh và thay tã cho trẻ.

Giữ vệ sinh sạch sẽ giúp phòng bệnh tay chân miệng

Giữ vệ sinh sạch sẽ giúp phòng bệnh tay chân miệng

Các chuyên gia khuyên bạn nên tạo thói quen trong gia đình:

- Ăn chín, uống sôi, đảm bảo hợp vệ sinh.

- Các vật dụng ăn uống phải được rửa sạch sẽ, tốt nhất nên ngâm bằng nước sôi trước khi sử dụng.

- Đảm bảo nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.

- Không nhai, mớm thức ăn cho trẻ.

- Không để trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi.

- Không để trẻ dùng chung khăn tay, khăn giấy, các vật dụng ăn uống như: Cốc, chén, thìa, đĩa, bát, đồ chơi,...

- Thường xuyên vệ sinh bề mặt các vật dụng tiếp xúc hàng ngày như: Dụng cụ học tập, đồ chơi, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, sàn nhà, mặt bàn/ghế,... bằng các chất tẩy rửa thông thường.

- Cách ly trẻ với những người đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ bị tay chân miệng.

Kiểm soát bệnh tay chân miệng bằng sản phẩm thảo dược

Thông thường, thuốc được sử dụng trong điều trị tay chân miệng chỉ có tác dụng kiểm soát triệu chứng. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc chủ yếu là kháng sinh, như vậy sẽ không tốt cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trước thực tế này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời bộ sản phẩm thảo dược với sự kết hợp của 2 phương pháp trong uống – ngoài bôi giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và đẩy nhanh quá trình cải thiện triệu chứng tay chân miệng hiệu quả.

- Trong uống: Là công thức kết hợp của nhiều loại thảo dược quý và các hoạt chất tự nhiên an toàn bao gồm: Cao lá neem, L-Lysine, cao lá xoài, cao cỏ nhọ nồi, cao bạch chỉ, cao tạo giác thích, kẽm gluconate, kali iodid và vitamin C. Những thành phần này đều là dạng kháng sinh thực vật, giúp kháng viêm, tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, giảm đau, hạ sốt,… cải thiện khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh do virus, vi khuẩn. Đồng thời, sản phẩm được bào chế dưới dạng cốm nên có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn mắc các bệnh ngoài da do nhiễm virus (herpes, thủy đậu, zona, tay chân miệng, sởi), nhiễm trùng da do vi khuẩn (viêm da, lở loét, mụn nước), trẻ em suy giảm sức đề kháng, người có nguy cơ cao mắc các bệnh ngoài da do vi khuẩn, virus,... 

Cao lá neem giúp cải thiện triệu chứng tay chân miệng

Cao lá neem giúp cải thiện triệu chứng tay chân miệng

- Ngoài bôi: Bên cạnh việc sử dụng sản phẩm đường uống, để tăng hiệu quả phòng ngừa và cải thiện tình trạng tay chân miệng hay các bệnh ngoài da do virus khác, giới chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm gel bôi thảo dược. Với thành phần chính là nano bạc có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm,… kết hợp với chitosan, dịch chiết neem, sản phẩm giúp làm sạch, sát khuẩn, chống viêm nhiễm, đẩy nhanh quá trình lành các nốt mụn, tổn thương da, tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo,... thúc đẩy nhanh quá trình điều trị tay chân miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết,… an toàn, hiệu quả và phù hợp với mọi lứa tuổi sử dụng.

Như vậy câu hỏi: Bệnh tay chân miệng có ngứa không đã có đáp án. Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tay chân miệng hiệu quả, cha mẹ hãy lựa chọn cốm và gel bôi thảo dược – Sản phẩm an toàn cho mọi lứa tuổi.

Bình luận