Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào? Cách điều trị ra sao?
Bệnh tay chân miệng là mối lo lắng của nhiều bậc cha mẹ bởi triệu chứng bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh khác và có thể gây biến chứng nặng nề. Vậy bệnh tay chân miệng lây qua đường nào và cách điều trị bệnh như thế nào?
Giải đáp bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?
Bệnh tay chân miệng dễ dàng lây từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết đường tiêu hóa từ mũi, nước bọt, hầu họng hay từ dịch tiết từ các nốt phỏng của người bệnh. Chính vì vậy, nếu không được kiểm soát tốt, bệnh có khả năng bùng phát thành dịch.
Bên cạnh đó, bạn có thể lây tay chân miệng qua việc tiếp xúc với các chất bài tiết của người bệnh trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, rèm cửa, nền nhà… Đặc biệt trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh hô hấp, việc ho, hắt hơi có thể tạo điều kiện để virus phát tán và truyền từ người này qua người khác.
Bệnh tay chân miệng do các nhóm virus khác nhau gây ra, chủ yếu là nhóm virus Enterovirus. Khi nhiễm bệnh, trên cơ thể trẻ sẽ có những vùng da bị tổn thương, xuất hiện những phỏng nước tập trung chủ yếu tại miệng, lưng, mông, lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Nếu trẻ mắc bệnh tay chân miệng do virus Enterovirus 71 (EV71) gây ra thì thường nặng hơn vì có nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm màng não, tổn thương cơ tim, phù phổi…. Chính vì vậy, khi trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ không nên chủ quan mà cần chăm sóc trẻ hợp lý, kịp thời để bệnh mau cải thiện và hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh tay chân miệng rất dễ lây nhiễm từ người sang người
Biểu hiện của bệnh tay chân miệng
Ban đầu khi nhiễm bệnh tay chân miệng, trẻ có thể bị sốt nhẹ, đau họng, nôn ói, tiêu chảy vài lần trong ngày, người mệt mỏi.
Sau đó, những vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm xuất hiện ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi và gây đau miệng khiến trẻ bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt. Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối trẻ sẽ xuất hiện những phát ban dạng phỏng nước, nếu không bị bội nhiễm và không bị biến chứng thì các nốt này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) rồi để lại vết thâm.
Bệnh tay chân miệng biểu hiện bằng vết loét đỏ hay mụn nước trên da
Cách chữa bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bác sĩ sẽ giúp người bệnh cải thiện triệu chứng và điều trị tích cực nếu chẳng may người bệnh bị suy tuần hoàn, suy hô hấp. Các biện pháp điều trị cụ thể bao gồm:
- Hạ sốt: Khi trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ C, cần cho trẻ sử dụng ngay thuốc hạ sốt paracetamol;
- Điều trị loét miệng: Lau sạch miệng trước và sau ăn bằng gel bôi thảo dược an toàn. Các loại gel rơ miệng có tác dụng sát khuẩn và giảm đau, giải quyết tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn;
- Bù đủ nước cho trẻ: Nếu bé bị sốt sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, dễ mất nước, vì vậy cha mẹ cần cho trẻ uống dung dịch điện giải để bù lại lượng nước đã mất cho cơ thể;
- Đối với trẻ có sốt và loét miệng, cần bổ sung vitamin C, kẽm...;
- Nếu trẻ bị biến chứng viêm não – viêm màng não: Cần dùng thuốc chống co giật và điều trị tại bệnh viện.
Cải thiện bệnh tay chân miệng cho con nhờ sản phẩm thảo dược
Để cải thiện toàn diện bệnh tay chân miệng cho con, cha mẹ nên kết hợp thêm biện pháp từ kem bôi thảo dược giúp ổn định bệnh bền vững và an toàn cho da. Trong đó, tiêu biểu hơn cả là gel bôi chứa thành phần chính là nano bạc và các thảo dược quý như: neem (hay còn gọi là xoan Ấn Độ, sầu đâu), chitosan, kẽm salicylate.
Gel bôi này có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm, vì thế giúp làm dịu da, giảm đau ngứa nhanh chóng mà không gây kích ứng da, dùng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, an toàn khi bôi trong niêm mạc miệng của bé.
Nano bạc giúp kháng virus, chống viêm khi trẻ bị tay chân miệng
Bên cạnh đó, để nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch mẹ nên cho trẻ uống sản phẩm cốm thảo dược có thành phần gồm: cao lá neem, cao lá xoài, cao bạch chỉ, l-lysine… tác động trực tiếp lên nguyên nhân sâu xa gây bệnh tay chân miệng: Đó là do sự suy yếu hệ miễn dịch (đề kháng kém), khiến cơ thể không đủ sức chống lại tác nhân virus gây bệnh, đồng thời hỗ trợ cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh, giúp bệnh mau khỏi.
Biện pháp phòng tránh lây nhiễm khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Tay chân miệng hiện chưa có vaccin phòng bệnh, người lớn khi chăm sóc trẻ bị nhiễm bệnh có thể phòng ngừa lây nhiễm bằng cách:
- Cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt sau khi tiếp xúc với các vết bọng nước hoặc vết loét, trước khi nấu ăn, hoặc trước khi cho trẻ ăn, sau khi thay tã cho trẻ;
- Lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày của trẻ như tay nắm cửa, mặt bàn, sàn nhà, dụng cụ học tập, đồ chơi, bằng các chất tẩy rửa.
- Ngoài ra, tránh tiếp xúc trực tiếp (ôm hôn, sử dụng chung đồ dùng,...) với trẻ bị nhiễm bệnh cũng giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Che mũi và miệng khi hắt hơi hoặc ho; vứt khăn giấy và tã đã qua sử dụng vào thùng rác được đậy kín nắp;
- Giữ vệ sinh tại gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, trường học...
- Thực hiện ăn chín, uống chín; không mớm thức ăn cho trẻ; tuyệt đối không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm hay mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, cốc, bát, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
- Tạm thời cách ly trẻ: Tay chân miệng được biết đến là bệnh dễ lây lan, vì vậy bố mẹ nên cho trẻ bị tay chân miệng ở nhà trong phòng riêng. Nếu nhà có nhiều trẻ nhỏ thì cần cách ly trẻ bị bệnh với những trẻ khác.
Trẻ bị tay chân miệng không được gãi mạnh vào vết ban
Trên đây là những lưu ý khi chăm sóc và điều trị cho trẻ bị tay chân miệng để bệnh nhanh khỏi. Bên cạnh đó, người bệnh hãy kết hợp sử dụng gel thảo dược để giảm ngứa ngáy, đẩy nhanh quá trình lành bệnh, phòng ngừa biến chứng.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh tay chân miệng cũng như cách điều trị, phòng ngừa, bạn hãy bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh nhất.
Bình luận