Acyclovir (Medskin) kháng virus và lưu ý để sử dụng hiệu quả
Acyclovir là thuốc gì?
Acyclovir Medskin là thuốc kháng virus kê đơn có chứa Acyclovir là hoạt chất chính. Đặc biệt được chỉ định cho những người bị bệnh do virus herpes gây ra như zona, thủy đậu, mụn rộp môi, sinh dục,…
Acyclovir sẽ hoạt động tương tự với nucleosid, ức chế chọn lọc lên ADN và sự phát triển của virus. Do đó sẽ giúp ngăn chặn, làm giảm được sự sinh sôi của virus và điều trị được chứng nhiễm trùng do virus gây ra.
Tuy nhiên, Acyclovir không thể chữa khỏi được hoàn toàn nhiễm trùng do virus. Loại thuốc này chỉ có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất tái phát của virus.
Acyclovir được sử dụng dưới dạng bôi và viên uống
Acyclovir Medskin giá bao nhiêu? Có những loại nào?
Hiện nay, Acyclovir Medskin được DHG Pharma sản xuất với các dạng điều chế như sau:
- Dạng viên nén Acyclovir uống 200 mg đóng gói hộp 5 vỉ * 10 viên, giá bán 1.575 đồng/viên.
- Dạng viên nén Acyclovir uống 400mg đóng gói hộp 6 vỉ * 10 viên, giá bán 2.200 - 2.940 đồng/viên.
- Dạng viên nén Acyclovir uống 800mg giá 105.000 đồng/hộp 3 vỉ * 10 viên.
- Dạng thuốc Acyclovir bôi ngoài da 5% 15 mg giá khoảng 15.000 đồng/tuýp.
Giá bán được nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Giá bán thực tế sẽ tùy thuộc vào nhà thuốc và thời điểm mua thuốc.
Acyclovir có tác dụng gì?
Acyclovir sẽ được chỉ định để điều trị cho những trường hợp sau đây:
- Người bị nhiễm virus Herpes simplex, bao gồm cả trường hợp trên da và màng nhầy, khởi phát và tái phát như herpes sinh dục, herpes môi,…
- Người bị nhiễm các loại virus khác như zona (virus herpes zoster), thủy đậu,..
- Giảm tần suất tái phát virus ở người bệnh có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và bình thường.
- Giảm sự lây lan của virus tới những bộ phận khác ở người bệnh có hệ miễn dịch suy yếu.
Hướng dẫn sử dụng Acyclovir hiệu quả
Những hướng dẫn về cách sử dụng Acyclovir sau đây chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy thực hiện theo chỉ định của bác sĩ/dược sĩ với trường hợp riêng của mỗi người bệnh.
Cách dùng Acyclovir
Để sử dụng Acyclovir, bạn cần lưu ý những vấn đề về cách dùng như sau:
Đối với viên nén: Sử dụng theo đường uống có thể hoặc không cùng với thức ăn. Khi dùng dạng viên nén khuyến khích sử dụng nhiều nước khi uống. Không nhai, không nghiền nát, ngậm viên thuốc khi sử dụng
Đối với dạng bôi: Sử dụng bôi trực tiếp lên vị trí bị nhiễm trùng.
Nên sử dụng thuốc Acyclovir uống cách nhau ít nhất 4 giờ/lần
Liều dùng Acyclovir
Tùy thuộc vào dạng thuốc sử dụng sẽ có liều dùng khác nhau. Cụ thể:
Đối với thuốc Acyclovir bôi
Bôi từ 5 – 6 lần/ngày, mỗi lần bôi cách nhau tối thiểu 4 tiếng, sử dụng liên tiếp từ 5 – 7 ngày tùy vào tình trạng bệnh lý. Đối với người bệnh bị nhiễm Herpes sinh dục hoặc môi, cần kết hợp điều trị toàn thân.
Lưu ý, đối với trẻ em, liều thuốc bôi cần xác định với bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, chỉ sử dụng thuốc Acyclovir dạng bôi ở ngoài da, không uống hoặc tránh nuốt nhầm Acyclovir bôi.
Đối với dạng viên nén
Người lớn (từ 18 – 64 tuổi)
Điều trị Herpes Simplex sinh dục: Liều khởi đầu từ 200mg * 5 lần/ngày. Mỗi lần cách nhau 4 tiếng, liên tục trong 5 – 10 ngày. Nếu dùng loại 400mg thì sử dụng cách nhau 8 tiếng/lần, dùng liên tục từ 7 – 10 ngày.
Sử dụng để điều trị ngăn ngừa tái phát: Uống 200mg * 5 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4 tiếng, uống 5 ngày liên tục và uống khi tỉnh táo. Sau đó tùy vào mỗi người bệnh sẽ được điều chỉnh giảm liều từ 400 – 600mg/ngày hoặc điều chỉnh tăng liều tối đa 1000mg/ngày, kéo dài từ 6 – 12 tháng.
Với bệnh lý khác: Điều trị thủy đậu với 800mg, chia đều 4 – 5 lần/ngày và dùng liên tục từ 5 – 7 ngày. Đối với zona: 800mg, chia đều 5 lần/ngày và liên tục từ 7 – 10 ngày. Lưu ý, đây là liều dùng cho bệnh nhân thể trạng bình thường từ 40kg trở lên, đối với người bệnh béo phì, sử dụng liều lượng theo cân nặng (hỏi bác sĩ để được tư vấn).
Trẻ em
Điều trị, phòng ngừa virus Herpes: Với trẻ dưới 2 tuổi dùng nửa liều so với người lớn. Trẻ từ 2 tuổi dùng liều tương đương với người lớn.
Điều trị thủy đậu: Dưới 2 tuổi dùng 200mg chia 4 lần/ngày, 2 – 5 tuổi dùng 400mg chia 4 lần/ngày, trẻ từ 6 tuổi dùng 800mg chia 4 lần/ngày. Dùng liên tục khoảng 5 ngày.
Xử lý khi quên/quá liều thuốc
Khi quên hoặc quá liều Acyclovir, người bệnh có thể xử lý như sau:
Quên liều: Nên dùng ngay khi nhớ, tuy nhiên nến gần đến liều tiếp theo, có thể bỏ qua liều quên và tiếp tục liệu trình. Không dùng gấp đôi liều trong một lần uống.
Quá liều: Quá liều Acyclovir có thể đi kèm với các triệu chứng như bồn chồn, kích thích, co giật, run, tăng huyết áp, đi tiểu khó, đánh trống ngực. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào, hãy ngừng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị.
Quá liều Acyclovir có thể làm xuất hiện sự lo lắng, bồn chồn hoặc co giật
Những lưu ý để sử dụng Acyclovir an toàn
Để sử dụng Acyclovir an toàn và đem lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh sẽ cần lưu ý về tác dụng phụ, đối tượng chống chỉ định dùng thuốc cũng như các tương tác của Acyclovir với thuốc khác.
Ai nên và không nên sử dụng Acyclovir?
Thuốc được sử dụng cho người lớn từ 18 – 64 tuổi, trẻ em từ 2 tuổi. Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp nên thận trọng khi sử dụng Acyclovir. Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp sau, hãy báo ngay cho bác sĩ.
- Người bị dị ứng với Acyclovir, bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
- Người có vấn đề về thận: Có thể gặp vấn đề khi đào thải Acyclovir, tăng nồng độ thuốc, gây ra nhiều tác dụng phụ hơn, suy giảm chức năng của thận khiến bệnh lý thận hiện có trở nên trầm trọng hơn.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc có dự định mang thai: Cần điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc không sử dụng.
- Phụ nữ đang cho con bú: Có thể gây tác dụng phụ cho bé qua sữa mẹ.
- Người cao tuổi (>64 tuổi): Khả năng xử lý thuốc có thể chậm hơn và tăng nguy cơ tác dụng phụ.
- Trẻ dưới 2 tuổi chưa được xác minh về độ an toàn.
- Đang có vấn đề với hệ thống miễn dịch, mắc các loại virus làm suy giảm hệ miễn dịch như HIV/AIDS.
- Người có vấn đề liên quan đến khả năng mất nước của cơ thể.
Các tác dụng phụ không mong muốn của Acyclovir
Acyclovir có thể gây ra một số tác dụng phụ tương tự với những loại thuốc khác. Tùy thuộc vào dạng sử dụng sẽ có những tác dụng phụ khác nhau mà bạn cần lưu ý.
Đối với Acyclovir dạng bôi
Tác dụng phụ có thể gặp với Acyclovir dạng bôi chính là cảm thấy nóng, nhói ở vị trí bôi kem ban đầu. Một vài trường hợp có thể gặp tình trạng ban đỏ nhẹ khi thuốc đã khô. Nên liên hệ ngay với bác sĩ nếu gặp những tác dụng phụ này khi sử dụng Acyclovir bôi.
Phản ứng phụ khi dùng Acyclovir bôi có thể gặp là nóng, đỏ và nhói ở khu vực bôi
Đối với Acyclovir dạng thuốc uống
Acyclovir dạng viên uống có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn hơn so với dạng bôi. Cụ thể như sau:
Tác dụng phụ ít nghiêm trọng
Thuốc Acyclovir uống có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, nhức đầu hoặc nôn mửa. Những tác dụng phụ này thường sẽ hết sau khi cơ thể bạn quen với thuốc. Tuy nhiên nếu các phản ứng này kéo dài, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ/dược sĩ để được hỗ trợ.
Tác dụng phụ nghiêm trọng
Acyclovir có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng khác. Bao gồm:
Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Đau bụng, ỉa chảy, rối loạn tiêu hóa.
Ảnh hưởng thần kinh trung ương: Xuất hiện hành vi quá khích, đau đầu, chóng mặt. Nghiêm trọng hơn sẽ gặp những phản ứng về tâm thần/thần kinh như buồn ngủ, lú lẫn, xuất hiện ảo giác, run, xuất hiện các cơn động kinh, khó nói chuyện.
Ảnh hưởng đến huyết học: Giảm bạch cầu, gây thiếu máu. Đặc biệt sử dụng Acyclovir liều cao có thể dẫn đến tử vong.
Phản ứng dị ứng: Nổi mày đay, phát ban, ngứa, sưng mặt, cổ họng, lưỡi, khó thở.
Đặc biệt nguy hiểm: Cực kỳ mệt mỏi, rối loạn nhịp tim (nhịp tim nhanh, chậm hơn hoặc không đều), cơ thể dễ bị chảy máu, bầm tím, nước tiểu sẫm màu hoặc có máu, xuất hiện các cơn đau bụng dữ dội, thị giác thay đổi, mất ý thức, vàng mắt, vàng da.
Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào, cần lập tức dừng thuốc, liên hệ ngay với bác sĩ hoặc cấp cứu để được xử lý, hướng dẫn kịp thời.
Acyclovir và tương tác thuốc
Acyclovir có thể tương tác với một số loại thuốc khác gây giảm tác dụng thuốc, tăng nguy cơ bị các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc gây hại cho người bệnh. Bạn cần thông báo cho bác sĩ ngay nếu đang sử dụng một số loại thuốc sau:
- Amphotericin B (Fungizone).
- Kháng sinh aminoglycoside: Amikacin (Amikin), kanamycin (Kantrex), gentamicin (Garamycin), neomycin (Nes-RX), paramomycin (Humatin), streptomycin, neo-fradin, và tobramycin (Tobi, Nebcin).
- Aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác: Ibuprofen (Advil, Motrin), cyclosporine (Gengraf, Sandimmune, Neoral) và naproxen (Aleve, Naprosyn).
- Thuốc điều trị HIV/AIDS: Zidovudine (Retrovir, AZT); pentamidine (NebuPent).
- Probenecid (Benemid), sulfonamide như sulfamethoxazole và trimethoprim (Bactrim).
- Tacrolimus (Prograf) và vancomycin.
Acyclovir có thể giảm hiệu quả khi tương tác với một số loại thuốc khác
Một số lưu ý khác cần biết
Khi sử dụng Acyclovir, bạn cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:
- Acyclovir có thể khiến làn da của bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, tăng nguy cơ làm da bị cháy nắng. Vì vậy nếu đang trong liệu trình sử dụng Acyclovir, bạn nên sử dụng các biện pháp chống nắng cần thiết khi ra ngoài.
- Nên uống nhiều nước trong liệu trình điều trị có Acyclovir, bởi loại thuốc này có thể gây hại đến thận nếu cơ thể bạn không được cung cấp đủ nước.
- Nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng (từ 15 – 25 độ C). Giữ thuốc tránh xa ánh sáng mặt trời, bảo quản nơi khô thoáng, tránh môi trường ẩm ướt.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm dòng sản phẩm có chứa các thành phần từ nano bạc, dịch chiết neem, chitosan, kẽm salicylate. Đặc biệt, nano bạc đã được nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học trên thế giới, chứng minh khả năng tiêu diệt hoàn toàn virus, vi khuẩn gây bệnh chỉ với 1 lượng vô cùng nhỏ, cỡ 1mg/L. Từ đó, mang lại hiệu quả cao trong làm sạch, kháng khuẩn da và ngăn ngừa hình thành sẹo.
>>> XEM THÊM: Nano bạc - Giải pháp mới cho bệnh ngoài da do nhiễm virus
Trên đây là một số thông tin liên quan đến thuốc Acyclovir sử dụng điều trị kháng virus. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu và sử dụng Acyclovir đúng, đem lại hiệu quả khi điều trị. Trên hết, những thông tin trong bài viết được tổng hợp và mang tính chất tham khảo. Người bệnh vẫn phải ưu tiên và tuân thủ vào liệu trình, hướng dẫn điều trị từ bác sĩ. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp liên quan đến thuốc Acyclovir, hãy liên hệ ngay tới hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo:
https://www.webmd.com/drugs/2/drug-941/acyclovir-oral/details
https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a681045.html
https://www.drugs.com/acyclovir.html
https://www.healthline.com/health/drugs/acyclovir-oral-tablet#important-considerations
Bình luận