Các cách pha nước giải rượu với sắn dây

Cây sắn dây từ lâu đã được áp dụng nhiều trong việc tiêu độc, giải rượu. Bột sắn dây có tính kiềm, có khả năng trung hòa acid trong dạ dày do rượu. Ngoài ra, sắn dây còn chứa các hoạt chất có lợi cho sức khỏe như: Soybean flavonoid, isoflavone,…

Pha bột sắn dây giải rượu với muối

Sắn dây có nhiều cách pha chế, pha sắn dây cùng với muối là phương pháp đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi. Đồng thời, muối được bổ sung trong công thức pha nước giải rượu này còn giúp cơ thể người say cân bằng chất điện giải.

Nguyên liệu cần cho công thức một người uống:

  • Bột sắn dây: 20 – 25gram, khoảng 4 đến 5 muỗng
  • Nước lọc 200ml
  • Muối tinh khiết

Các bước tiến hành:

  • Cho 4 đến 5 muỗng bột sắn dây vào 200ml nước. Lưu ý chỉ dùng nước mát, không dùng nước nóng hay ấm để tránh làm chín bột.
  • Cho thêm một ít muối tùy khẩu vị, khuấy đều. Sau đó có thể thêm đá và thưởng thức.

Bot-san-day-khong-chi-giai-ruou-hieu-qua-ma-con-rat-tot-cho-gan

Bột sắn dây không chỉ giải rượu hiệu quả mà còn rất tốt cho gan

Kết hợp bột sắn với chanh và đường

Chanh là nguyên liệu thường được sử dụng để giải bia rượu. Sự kết hợp giữa chanh và bột sắn dây không chỉ giúp nhanh tỉnh rượu mà còn giúp cơ thể phục hồi năng lượng nhanh chóng.

Nguyên liệu cần dùng:

  • Bột sắn dây: 6 muỗng
  • Chanh tươi: 1 quả
  • Đường
  • Nước lọc: 200ml

Các bước tiến hành pha nước giải rượu:

  • Tương tự như công thức trên, đầu tiên bạn hòa tan bột sắn dây với 200ml nước.
  • Vắt lấy nước cốt 1 quả chanh và khuấy đều cùng nước sắn dây vừa rồi.
  • Cho thêm 1 muỗng đường (có thể tùy chỉnh theo ý thích), hòa tan. Thức uống nào có thể uống ngay hoặc thêm đá đều được.

Đối với những công thức pha nước giải rượu có chanh, bạn nên sử dụng ngay sau khi pha để tránh bị thay đổi mùi vị.

Cách nấu chè sắn dây giải rượu

Nếu bạn không thể uống được nước sắn dây thì bạn có thể tham khảo cách nấu chè siêu đơn giản từ sắn dây sau đây. Công thức này không chỉ dễ uống mà nguyên liệu cũng có sẵn tại nhà.

Nguyên liệu cần có để nấu chè sắn dây:

  • Bột sắn dây: 10 muỗng
  • Nước lọc 500ml
  • Đường

Cách nấu:

  • Hòa tan bột sắn dây với 500ml nước và đường. Sau khi cho đường, bạn nên nếm lại để kiểm tra đã hợp khẩu vị chưa.
  • Cho hỗn hợp vừa khuấy vào nồi và đun với lửa nhỏ.
  • Khuấy đều tay và liên tục cho đến khi hỗn hợp chuyển màu trắng hơi trong hơi sệt. Khi khuấy phải chú ý thật đều tay vì bột sắn dây rất nhanh chín.
  • Sau khi bột chín, tắt bếp và cho vào bát thưởng thức.

Che-san-day-co-mau-trang-trong-va-hoi-set-vi-ngot-thanh

Chè sắn dây có màu trắng trong và hơi sệt, vị ngọt thanh

Sử dụng cà gai leo làm nước giải rượu

Trong các bài thuốc tiêu độc, mát gan, cà gai leo luôn có mặt trong hầu hết các phương thuốc. Cà gai leo không chỉ rất tốt cho gan mà tác dụng giải rượu cũng vô cùng hiệu quả.

Cà gai leo có hoạt chất glycoalkaloid đã được chứng minh có khả năng tăng cường chức năng gan và giải rượu. Một nghiên cứu đã cho thấy, khi ngâm vào rượu, cà gai leo làm cho rượu giảm hẳn nồng độ cồn.

Cách làm trà cà gai leo đơn giản

Cà gai leo thường kết hợp một số vị thảo mộc khác để tăng khả năng giải rượu. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng riêng một mình vị thảo dược này cũng đã có tác dụng đáng ngạc nhiên.

Cách pha nước giải rượu bằng cà gai leo đơn giản nhất là làm trà cà gai leo. Bạn cho 50 gram cà gai leo khô hãm cùng 200ml nước sôi 80 độ C. Sau 5 đến 10 phút,  bạn đã có  một ấm trà giải rượu hiệu quả nhanh chóng.

Pha-nuoc-giai-ruou-tu-ca-gai-leo-vua-don-gian-lai-hieu-qua-cao

Pha nước giải rượu từ cà gai leo vừa đơn giản lại hiệu quả cao

Cách nấu cà gai leo giải rượu

Bên cạnh cách nấu trà, cà gai leo cũng có thể trở thành thuốc giã rượu tức thời theo cách làm sau:

  • Cho 100 gram cà gai leo nấu cùng với 400ml (khoảng một chén nước).
  • Nấu cho nước sắc lại còn 150ml (khoảng 1/3 chén nước), nên uống khi nước cà gai leo còn ấm.

Đối với cách làm này, bạn có thể uống trước hoặc sau khi uống rượu đều có hiệu quả. Nếu uống trước khi bữa tiệc sẽ giảm các nguy cơ ngộ độc do rượu bia. Đây cũng là cách uống bia không say của nhiều “dân chơi”. Còn uống sau bữa tiệc sẽ giúp giải rượu nhanh chóng, cơ thể đỡ mệt mỏi.

Pha nước giải rượu từ dừa

Dùng dừa để giải rượu là cách làm có từ lâu ở Ấn Độ. Nước dừa không chỉ cung cấp cho cơ thể một lượng nước đáng kể mà còn bổ sung nhiều chất điện giải như kali, natri. Khi uống rượu bia, nước và chất điện giải đều bị thiếu hụt, làm ảnh hưởng đến các quá trình chuyển hóa trong cơ thể.

Uống dừa tươi là cách đơn giản và hiệu quả nhất mà không cần pha chế. Nếu bạn muốn tăng khả năng giải rượu và tỉnh rượu nhanh chóng hơn, bạn có thể cho thêm một vài lát gừng tươi vào nước dừa. Sau đó nấu lên với lửa nhỏ cho đến khi nước sôi nhẹ.

Khong-can-phai-pha-nuoc-giai-ruou-khi-ban-co-the-dung-truc-tiep-dua-tuoi-het-con-say

Không cần phải pha nước giải rượu khi bạn có thể dùng trực tiếp dừa tươi hết cơn say

Giải rượu bằng nước đậu xanh, đậu đen

Các loại đậu, đặc biệt là đậu xanh và đậu đen, chứa rất nhiều hợp chất flavonoid. Hoạt chất này có khả năng trung hòa và phân giải chất độc. Có hai cách để pha nước giải rượu từ đậu xanh và đậu đen:

  • Nấu 100 gram đậu xanh, đậu đen (có thể chọn 1 trong 2 hoặc dùng cả hai) với 500ml nước. Đun với lửa nhỏ cho đến khi đậu nở mềm. Sau khi đậu chín, cho thêm 1 ít muối và sử dụng.
  • Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể hãm nhanh 2 đến 3 muỗng đậu với 300ml nước là đã có một thức uống giải rượu an toàn. Có thể thêm 30 gram cam thảo để vị dễ uống hơn.

Ngoai-tieu-doc-mat-gan-nuoc-dau-xanh-con-giup-nhanh-chong-tinh-ruou 

Ngoài tiêu độc, mát gan, nước đậu xanh còn giúp nhanh chóng tỉnh rượu 

Pha nước giải rượu từ mơ và trần bì

Cung cấp vitamin cho người say rượu cũng là một việc làm cần thiết. Điều này không chỉ giúp người say nhanh chóng lấy lại năng lượng mà còn giúp bảo vệ gan trước tác hại của rượu. Chính vì thế, pha nước giải rượu mơ trần bì được nhiều người ưa chuộng nhờ bổ sung nhiều vitamin, nhất là vitamin A và C.

Nguyên liệu pha nước giải rượu từ mơ và trần bì:

  • Mơ ngâm hoặc mơ chua: 3 quả
  • Trần bì (vỏ quýt khô) 1 ít
  • Nước lọc 300ml

Cách pha nước:

  • Tách lấy thịt 3 quả mơ và dầm nát.
  • Sau đó cho trần bì, thịt mơ vào 300ml nước nấu với lửa nhỏ.
  • Nấu cho đến khi nước sắc lại còn 150ml là dùng được.

Su-ket-hop-tran-bi-va-mo-duoc-nhieu-nguoi-su-dung-pho-bien

Sự kết hợp trần bì và mơ được nhiều người sử dụng phổ biến

Những điểm lưu ý khi dùng nước giải rượu

Bên cạnh những công thức trên, còn rất nhiều cách pha nước giải rượu từ nhiều nguyên liệu khác như gừng, chanh, mật ong, dưa leo,… Tuy nhiên, với bất kỳ công thức pha chế nào đều có ưu và nhược điểm của nó. Vì thế, bạn cần lưu ý một số điều khi sử dụng các loại nước giải rượu này.

  • Những người có hệ tiêu hóa kém, tay chân lạnh không nên sử dụng nước đậu để giải rượu.
  • Nên chọn nguyên liệu tươi sạch hoặc nguyên liệu được làm khô đúng cách và đảm bảo vệ sinh.
  • Với nhóm người có bệnh lý đặc biệt nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước áp dụng các công thức pha nước giải rượu trên.

Ngoài cách giải rượu bằng nước uống, bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng có công dụng giải rượu. Các sản phẩm này không chỉ giúp tỉnh rượu nhanh chóng mà còn ngăn ngừa tác hại từ rượu đến sức khỏe. Mặc dù vậy, bạn nên lựa chọn các sản phẩm giải rượu có nguồn gốc rõ ràng.

Đặc biệt, tốt nhất nên sử dụng các sản phẩm có chiết xuất từ lá sắn dây và cà gai leo. Vì đây là hai vị thuốc không chỉ giúp tỉnh rượu mà còn hỗ trợ tiêu độc gan và bảo vệ các tế bào gan. Bên cạnh đó, sản phẩm bạn chọn nên có bổ sung thêm các hoạt chất  natri succinate hexahydrate, vitamin C, B6, taurine,… để tăng cường khả năng giải rượu và trung hòa độc tố.

Pha nước giải rượu thật sự không khó, chỉ cần một vài nguyên liệu đơn giản là bạn đã có một ly nước giải rượu nhanh chóng và tiện lợi. Nếu có bất cứ thắc mắc gì hãy để lại bình luận hoặc thông tin ngay bên dưới để được giải đáp nhé.

 

Dược sĩ Mộc Lan

Bình luận