Trào ngược dạ dày (GERD) xảy ra khi acid từ dạ dày trào ngược lên vùng thực quản, gây ra các triệu chứng khó chịu cho người mắc như ợ chua và ợ nóng, nóng rát thượng vị, ho, khàn giọng, viêm họng kéo dài... Ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt và không tốt cho người bị trào ngược dạ dày.

6 thực phẩm tốt cho người bị trào ngược dạ dày

Dưới đây là một số loại thực phẩm giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh trào ngược dạ dày mà bạn có thể thêm vào thực đơn hàng ngày

1. Rau xanh và trái cây

Rau xanh và trái cây là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất dồi dào, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và giảm nguy cơ táo bón. Chất xơ cũng giúp tạo cảm giác no lâu, hạn chế ăn quá no - một trong những nguyên nhân chính gây trào ngược dạ dày. Nên ưu tiên các loại rau xanh có tính kiềm cao như rau bina, bông cải xanh, măng tây, súp lơ xanh, rau diếp, chuối, lê, dưa hấu, dưa bở, bơ và hạn chế các loại trái cây có vị chua như cam, chanh, bưởi…

2. Ngũ cốc nguyên hạt:

Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Chất xơ trong ngũ cốc nguyên hạt giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm nguy cơ táo bón và trào ngược dạ dày. Bạn nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, bánh mì nguyên cám.

Ngu-coc-nguyen-hat-tot-cho-nguoi-dau-da-day.webp

Người bệnh trào ngược dạ dày nên thêm ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn

3. Thịt nạc và trứng

Thịt nạc và trứng là nguồn cung cấp protein và vitamin dồi dào, rất tốt cho cơ thể. Protein trong thịt và trứng giúp cơ thể phục hồi và tái tạo mô, tăng cường hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa. Bạn nên chọn các loại thịt nạc như ức gà, cá hồi, cá basa… và hạn chế các loại thịt mỡ, thịt đỏ. Bạn có thể chế biến trứng thành nhiều món khác nhau như rán, luộc, trứng đảo, xào cùng với rau…

4. Sữa chua:

Sữa chua là nguồn cung cấp lợi khuẩn probiotics dồi dào, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Lợi khuẩn cũng giúp giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày gây ra cho bạn như ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu. Tốt nhất, bạn nên chọn sữa chua ít béo hoặc không béo.

5. Gừng:

Gừng có tác dụng chống viêm, giảm buồn nôn và cải thiện hệ tiêu hóa. Gừng cũng giúp giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu, đau thượng vị. Bạn có thể sử dụng gừng tươi pha trà gừng, thêm gừng vào món ăn hoặc ngậm kẹo gừng.

6. Viên uống thảo dược giúp cải thiện trào ngược dạ dày

Hiện nay, ngoài việc sử dụng thuốc tây thì giải pháp thảo dược cũng mang lại hiệu quả tích cực đối với bệnh trào ngược dạ dày. Trong đó có sản phẩm hỗ trợ cho người viêm loét, trào ngược dạ dày có thành phần chính từ hạt bưởi kết hợp chè dây, dạ cẩm tím, bột nghệ được chiết xuất bằng công nghệ lượng tử giúp loại bỏ hoàn toàn tạp chất và thu được tối đa hoạt chất. Nhờ đó sản phẩm có hiệu quả 5 trong 1 đối với bệnh trào ngược dạ dày: giúp trung hòa acid dịch vị, ức chế tiết acid dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn HP, kích thích quá trình làm lành vết loét. Sản phẩm cho hiệu quả nhanh chóng ngay từ những lần uống đầu tiên và an toàn khi sử dụng lâu dài nên bạn hoàn toàn có thể tìm mua tại các hiệu thuốc trên toàn quốc để sử dụng sớm. 

Giai-phap-thao-duoc-cai-thien-trao-nguoc-da-day-hieu-qua-ok.webp

Người bị trào ngược dạ dày có thể dùng viên uống thảo dược 

Người bị trào ngược dạ dày thực quản nên kiêng thực phẩm nào?

Dưới đây là một số loại thức ăn có thể khiến bệnh trào ngược dạ dày nặng hơn, bạn cần hạn chế sử dụng chúng trong bữa ăn hàng ngày.

1. Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ:

Các loại thực phẩm này có thể kích thích dạ dày, làm tăng tiết acid và khiến acid trào ngược lên vùng thực quản, gây ợ nóng, ợ chua, viêm họng. Vì vậy bạn cần hạn chế tối đa các món ăn chiên rán, xào nấu nhiều dầu mỡ, các món ăn cay nóng như ớt, tiêu, tỏi…

2. Thực phẩm chua:

Trái cây và rau quả có vị chua như cam, chanh, cà chua, dưa muối chua có thể làm tăng acid dạ dày và gây ợ nóng. Bạn nên hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn những thực phẩm này khỏi chế độ ăn uống hàng ngày để giảm triệu chứng của GERD.

3. Thực phẩm chế biến sẵn:

Loại thực phẩm này thường chứa nhiều muối, chất béo không lành mạnh và chất bảo quản, có thể gây hại cho hệ tiêu hóa và làm nặng thêm tình trạng trào ngược dạ dày. Bạn nên hạn chế ăn xúc xích, lạp xưởng, thịt nguội, đồ hộp, mì gói…

4. Các chất kích thích:

Nước ngọt có ga, bia, rượu vang, khói thuốc lá có thể làm tăng áp lực lên dạ dày và kích thích sản xuất acid. Bạn nên uống nước lọc, trà thảo mộc hoặc nước ép trái cây ít chua. Sô cô la cũng là đồ ăn yêu thích của nhiều người, tuy nhiên nó chứa chất béo và caffeine có thể làm giãn cơ vòng dưới thực quản, dẫn đến trào ngược acid lên thực quả. Bạn nên hạn chế ăn sô cô la, đặc biệt là trước khi ngủ.

5. Thực phẩm nhiều đường:

Đồ ngọt, các loại bánh ngọt và đường hay các loại đồ uống ngọt như trà sữa có thể làm tăng độ acid trong dạ dày và thực quản, gây ra triệu chứng như đau nóng và khó chịu. Hơn nữa, đường cũng là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển trong dạ dày và gây rối loạn tiêu hóa, làm nặng thêm tình trạng trào ngược dạ dày.

Do-ngot-khong-tot-cho-nguoi-trao-nguoc-da-day.webp

Đồ ngọt là “kẻ thù” của người trào ngược dạ dày thực quản

Những lưu ý trong ăn uống cho người bị trào ngược dạ dày thực quản

Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm thì cách ăn uống cũng giúp bạn kiểm soát tình trạng trào ngược dạ dày hiệu quả. Bạn nên:

  • Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa chính.
  • Ăn chậm nhai kỹ để thức ăn được tiêu hóa tốt hơn.
  • Tránh ăn quá no.
  • Không ăn vặt trước khi ngủ.
  • Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
  • Giảm căng thẳng bằng cách tập yoga, thiền hoặc dành thời gian thư giãn, đọc sách, thực hiện các sở thích cá nhất

Trào ngược dạ dày là bệnh khó điều trị, tuy nhiên nếu bạn kết hợp cả thuốc, giải pháp thảo dược và chế độ ăn uống thì bạn sẽ sớm cải thiện được tình trạng ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, nóng rát thượng vị và tránh được biến chứng viêm họng, viêm thanh quản, barrett thực quản, ung thư thực quản nguy hiểm.

Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin, bạn đừng ngần ngại bình luận xuống phía dưới để được chuyên gia giải đáp nhé!

Chuyên gia tiêu hóa

Bình luận