Bệnh rối loạn lo âu là gì?

Rối loạn lo âu là một bệnh lý tâm thần kinh gây ra cảm giác lo lắng, sợ hãi liên tục và thái quá với những điều rất bình thường hàng ngày. Ngoài các vấn đề về tinh thần, người bệnh cũng có thể gặp các vấn đề khác về thể chất do rối loạn lo âu gây ra ví dụ như đổ mồ hôi, tim đập mạnh, nhanh liên tục,...

Trên thực tế, các dấu hiệu của rối loạn lo âu thường bị nhầm lẫn với các lo lắng bình thường. Người bệnh thường có xu hướng phớt lờ và bỏ qua những dấu hiệu này. Nếu kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe của người bệnh.

Chứng rối loạn lo âu ảnh hưởng đến khoảng hơn 40 triệu người tại Mỹ. Theo thống kê, cứ khoảng 10 người sẽ có 3 người bị rối loạn lo âu. Bệnh thường bắt đầu từ thời thơ ấu hoặc bất kỳ lứa tuổi nào.

Benh-roi-loan-lo-au-gay-so-hai-lo-lang-thai-qua.webp

Bệnh rối loạn lo âu gây sợ hãi, lo lắng thái quá

Các loại rối loạn lo âu thường gặp

Rối loạn lo âu có khá nhiều loại, tuy nhiên sẽ có 4 nhóm rối loạn lo âu chính. Việc phân loại 4 nhóm này có thể giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong quá trình điều trị. Dưới đây là 4 dạng cơ bản, bao gồm:

Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) 

Là sự lo lắng, căng thẳng quá mức (quá độ) diễn ra hàng ngày, kéo dài trên 6 tháng đối với một sự vật, hiện tượng, vấn đề mà trên thực tế vấn đề đó không có hoặc ít có yếu tố kích động đến người bệnh. Những vấn đề khác đó có thể liên quan đến công việc, sức khỏe, các mối quan hệ xung quanh,... Người bệnh khó có thể kiểm soát được những cơn lo lắng này.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế 

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường gắn với sự lặp lại. Họ sẽ thực hiện các hành vi lặp đi lặp lại như: Rửa tay, đếm số, lau dọn nhiều lần liên tục… với hy vọng ngăn chặn những suy nghĩ đang ám ảnh tâm trí. Tuy nhiên, tất cả các hành động này chỉ giải tỏa tâm lý tạm thời chứ không giúp xóa bỏ hoàn toàn. 

Trong ám ảnh cưỡng chế sẽ bao gồm những rối loạn nhỏ hơn như:

  • Chứng ám ảnh cụ thể (ám ảnh đơn giản): Người bệnh có sự ám ảnh sợ với một hoặc các vật thể nào đó trong tình huống cụ thể. Ví dụ như tiêm, nhìn thấy máu,...
  • Rối loạn lo âu xã hội (ám ảnh xã hội): Người bệnh có nỗi sợ hãi chung về các tình huống, hoạt động mang tính xã hội. Họ có xu hướng luôn lo lắng về các hành vi của mình và xuất hiện tâm lý xa lánh, trốn tránh với xã hội, giao tiếp.
  • Chứng sợ vô độ (Agoraphobia): Người bệnh sẽ có ám ảnh sợ hãi với các trường hợp, sự vật hoặc hiện tượng xung quanh. Ví dụ như ám ảnh sợ hãi không gian kính, ở nhà một mình, sử dụng các phương tiện công cộng,... 
  • Rối loạn lo âu ly thân: Có sự ám ảnh, sợ hãi về việc bị chia tay với người mà họ từng gắn bó. Từ đó họ có xu hướng gặp ác mộng nhiều hơn, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe.

Rối loạn hoảng loạn

Người bệnh sẽ cảm thấy sợ hãi dữ dội, đột ngột, thậm chí hoảng loạn. Cơn hoảng sợ thường diễn ra khá bất ngờ, đột ngột và nhanh chóng (thường diễn ra trong vài phút). Tình trạng này có thể kèm theo triệu chứng đổ mồ hôi, đau ngực và tim đập thình thịch, nghẹt thở hoặc lên cơn đau tim.

Roi-loan-hoang-loan-thuong-dien-ra-nhanh-chong-va-dot-ngot-.webp

Rối loạn hoảng loạn thường diễn ra nhanh chóng và đột ngột

Nguyên nhân gây rối loạn lo âu

Nguyên nhân của rối loạn lo âu hiện vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Song một số yếu tố dưới đây có thể khởi phát bệnh hoặc làm trầm trọng hơn triệu chứng. Đó là:

  • Di truyền: Rối loạn lo âu có thể tìm tới bạn nếu trong gia đình có người từng bị tình trạng này.
  • Yếu tố tâm lý: Nếu quá khứ bạn phải chịu sự hành hạ tâm lý (bị đánh đập, la mắng thường xuyên…) hoặc chứng kiến ​​các sự kiện đau thương thì rất dễ bị rối loạn lo âu sau này. 
  • Yếu tố bệnh lý: Bệnh tim, đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn, đau dạ dày hoặc hội chứng ruột kích thích… gây ra một số ảnh hưởng lên hệ thần kinh. Điều này dẫn đến rối loạn lo âu. 
  • Môi trường xung quanh: Sự tích tụ các tình huống căng thẳng trong cuộc sống có thể gây ra lo lắng quá mức. Ví dụ, liên tiếp bị áp lực với công việc rồi còn phải lo toan về tài chính, con cái không nghe lời…

Bên cạnh các nguyên nhân chính, một số yếu tố nguy cơ dưới đây cũng làm khởi phát bệnh rối loạn lo âu:

  • Ma túy hoặc rượu, bia: Sử dụng ma túy hoặc lạm dụng rượu, bia sẽ làm trầm trọng thêm trạng thái lo lắng.
  • Tính cách: Một số đối tượng có tính cách nhạy cảm, nhút nhát hay hệ thần kinh yếu.
  • Người có tiền sử bị rối loạn sức khỏe tinh thần, tâm thần như trầm cảm.
  • Người từng bị chấn thương tâm lý qua các sự kiện đau buồn như bị lạm dụng tình dục từ nhỏ, các sự kiện khác trong thời thơ ấu.
  • Người đang bị những bệnh mãn tính, bệnh nặng cũng có thể gây ra sự lo lắng thái quá, lo âu cao hơn so với người bình thường.

Bi-benh-da-day-de-gay-lo-lang-cang-thang.webp

Bị bệnh dạ dày dễ gây lo lắng, căng thẳng

Các triệu chứng rối loạn lo âu

Lo lắng, hoảng sợ quá mức là triệu chứng chính của rối loạn lo âu. Ngoài ra, một số biểu hiện cụ thể có thể tùy thuộc vào bạn đang mắc phải chứng rối loạn lo âu nào. Ví dụ như:

  • Triệu chứng về tinh thần: Không tập trung, mất bình tĩnh, thấy hoảng loạn, sợ chết, lo lắng sẽ gặp nguy hiểm, né tránh các đồ vật hoặc địa điểm nào đó một cách cố ý hoặc ám ảnh.
  • Triệu chứng biểu hiện qua sinh lý bên ngoài: Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, tay hoặc chân lạnh, đổ mồ hôi, tê hoặc ngứa ran, run rẩy, căng cơ.
  • Một số triệu chứng khác: Khó thở, thở nhanh và gấp, tim đập nhanh, mạnh hơn bình thường, khô miệng, buồn nôn, chóng mặt, suy nghĩ mãi về một vấn đề. 

Bệnh rối loạn lo âu có nguy hiểm không? Biến chứng là gì?

Chứng rối loạn lo âu sẽ nguy hiểm nếu người bệnh bỏ qua và không điều trị dứt điểm. Sự nguy hiểm biểu hiện qua các biến chứng hoặc hậu quả của rối loạn lo âu như sau:

Sức khỏe người bệnh

Ảnh hưởng đầu tiên của rối loạn lo âu chính là sức khỏe của người bệnh. Tình trạng lo âu kéo dài sẽ có những biến chứng liên quan đến sức khỏe như sau:

  • Suy giảm miễn dịch: Tình trạng lo lắng kéo dài khiến cho hệ miễn dịch yếu đi, sức khỏe giảm sút. Lúc này, bạn sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn người bình thường. 
  • Dễ bị trầm cảm: Hầu hết các đối tượng bị rối loạn lo âu thì đều dễ mắc trầm cảm. Điều này khiến tâm trạng người bệnh luôn buồn bã, bi quan, khóc lóc. Một số còn bị hoang tưởng, ảo giác, hay suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định tự tử.
  • Làm trầm trọng hơn các bệnh lý nền đang mắc phải.

Công việc, cuộc sống

Phải nói rối loạn lo âu cực kỳ nguy hiểm vì nó khiến người bệnh quá mệt mỏi. Họ không thể tìm ra động lực trong cuộc sống, giảm hứng thú với mọi việc, thậm chí phải tự tử để giải thoát. Nhiều người phải bỏ việc, không làm được điều gì. Đáng sợ hơn nữa là các trường hợp này đang ngày càng gia tăng do cuộc sống hiện đại quá áp lực và căng thẳng.

Gây tác động xấu cho cộng đồng

Người bị rối loạn lo âu hay tìm tới rượu, bia, thuốc lá, nguy hiểm hơn là thuốc lắc, thuốc phiện,… để quên đi những muộn phiền tạm thời. Song đây đều là những chất có hại cho sức khỏe và khiến tình trạng của người bệnh ngày càng trở nên tồi tệ hơn. 

Không những thế, việc làm dụng các chất kích thích sẽ gây ảo giác, hoang tưởng, dễ gây hại cho mọi người, tác động tiêu cực với xã hội. Vì hàng loạt những nguy hiểm “rình rập” nên khi bị rối loạn lo âu, người bệnh nên có biện pháp điều trị sớm.

Nguoi-bi-roi-loan-lo-au-co-the-gay-nguy-hiem-cho-nguoi-xung-quanh-xa-hoi.webp

Người bị rối loạn lo âu có thể gây nguy hiểm cho người xung quanh, xã hội

Các cách chữa rối loạn lo âu hiện nay

Rối loạn lo âu được chẩn đoán dựa vào bài test với các câu hỏi về nguyên nhân, triệu chứng bệnh. Sau khi thu thập được thông tin, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Hiện nay, có nhiều cách điều trị nhằm giảm và kiểm soát tình trạng rối loạn lo âu. Các phương pháp thường dùng bao gồm:

Sử dụng thuốc điều trị rối loạn lo âu

Một số loại thuốc chữa rối loạn lo âu mà bác sĩ hay chỉ định cho người bệnh, cụ thể:

  • Thuốc chống trầm cảm, lo âu: Thuốc chống trầm cảm có tác dụng ức chế tái hấp thu serotonin, dopamin và norepinephrine - những chất dẫn truyền thần kinh ở não. Điều này làm giảm triệu chứng lo lắng, đau buồn nhưng cũng gây các rối loạn thần kinh như: Đau đầu, chóng mặt, khô miệng, bí tiểu… 
  • Thuốc chẹn beta: Đây vốn là một thuốc hạ áp nhưng khi dùng cho người bị rối loạn lo âu sẽ giúp hạn chế triệu chứng lo lắng, tim đập nhanh, run rẩy. 
  • Thuốc chống loạn thần: Liều lượng thấp của loại thuốc này có thể giúp các phương pháp điều trị khác hiệu quả hơn. 

tác dụng phụ của thuốc chữa rối loạn lo âu khá nhiều và nguy hiểm nên việc sử dụng phải có sự theo dõi nghiêm ngặt của bác sĩ.

Giải pháp trị liệu tâm lý

Đây là loại hình tư vấn, trò chuyện với người có chuyên môn. Nó sẽ giúp bệnh nhân hiểu thêm về việc cảm xúc sẽ ảnh hưởng đến hành vi ra sao. Một chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ lắng nghe và nói chuyện với người bệnh về những suy nghĩ và cảm xúc của họ, từ đó gợi ý cách hiểu và quản lý tâm trạng cũng như khắc phục chứng rối loạn lo âu.

Sử dụng thảo dược tăng cường sức khỏe thần kinh

Ngoài những phương pháp điều trị theo Tây Y, nhiều người bệnh mắc chứng rối loạn lo âu ngày nay đã và đang lựa chọn thêm các loại thảo dược hỗ trợ. Việc sử dụng thảo dược có thể cải thiện, tăng cường được “dinh dưỡng”, sức khỏe tinh thần, giảm chứng rối loạn lo âu tự nhiên và an toàn.

Các loại thảo dược thường được người bệnh lựa chọn như nhóm cao dược liệu gồm Hợp hoan bì, viễn chí, uất kim, ngũ vị tử. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh tác dụng an thần, tăng cường thần kinh của các loại thảo dược trên, điển hình trong đó có nghiên cứu của trường Đại học Thiệu Hưng - Trung Quốc cho thấy tác dụng an thần kinh hiệu quả của hợp hoan bì, nghiên cứu của Đại học Nông nghiệp Maharana - Ấn Độ có thấy hồng táo có tác dụng cải thiện mất ngủ và lo lắng của hồng táo. Có thể thấy các loại thảo dược này để có tác dụng tốt cho việc giúp an thần, dịu thần kinh, cung cấp được dinh dưỡng cần thiết cho hệ thần kinh,... Từ đó người bệnh có thể dễ ngủ hơn, giảm thiểu mệt mỏi, sợ hãi và lo âu quá mức.

Mot-so-loai-thao-duoc-giup-tang-cuong-suc-khoe-he-than-kinh (1).webp

Một số loại thảo dược giúp tăng cường sức khỏe hệ thần kinh

Thay đổi lối sống hỗ trợ điều trị

Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, những cách sau đây có thể  hỗ trợ kiểm soát hoặc giảm bớt triệu chứng lo âu, căng thẳng:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh: Việc hạn chế ăn thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ hay đồ uống có chứa chất kích thích giúp giảm nguy cơ bệnh rối loạn lo âu tiến triển nặng.
  • Tập thể dục: Các bài tập thể dục nhịp điệu, chạy bộ hay đi xe đạp làm giải phóng các chất hóa học trong não. Điều này hỗ trợ giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. 
  • Học cách thư giãn: Quản lý căng thẳng là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị rối loạn lo âu. Ngồi thiền có thể giúp bạn thư giãn sau một ngày căng thẳng, tâm trạng hứng khởi hơn.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Ngủ đủ giấc, tham gia các hoạt động xã hội giúp tinh thần thoải mái, sống tích cực hơn.

Rối loạn lo âu có thể đem lại nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến cuộc sống, sức khỏe của người bệnh. Vì vậy cần hiểu rõ về bệnh lý và xác định được việc bản thân hay người thân có mắc bệnh hay không để sớm điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. Nếu còn các thắc mắc liên quan đến bệnh rối loạn lo âu, hãy liên hệ ngay đến số hotline 024. 38461530 – 028. 62647169 để được giải đáp.

Tài liệu tham khảo

https://www.webmd.com/anxiety-panic/guide/anxiety-disorders

https://www.nimh.nih.gov/health/topics/anxiety-disorders

Dược sĩ Hoàng Anh

Kim-Than-Khang

Bình luận