Đau khớp xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, lý do phổ biến là bởi những bệnh về khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp… Ngay khi có biểu hiện đau tại khớp, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm tránh những biến chứng đáng tiếc sau này.

Đau khớp là gì?

Bệnh đau khớp (viêm khớp) là một dạng rối loạn tại khớp được đặc trưng bởi hiện tượng viêm dẫn đến tình trạng sụn ở khớp xương bị ăn mòn. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, khi vận động, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở các khớp xương, nắn chung quanh các khớp xương sẽ thấy đau, có khi bị sưng, cử động các khớp xương gặp khó khăn, nhiều khi phát ra tiếng kêu răng rắc trong khớp xương. Thường thì khớp xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng phần lớn bệnh ảnh hưởng tới khớp tay, khớp vai, khớp đầu gối, khớp xương chậu...

dau-khop-gay-han-che-van-dong

Đau khớp gây hạn chế vận động

Nguyên nhân khiến khớp bị đau nhức

Nguyên nhân chính gây đau khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương, gây đau nhức khi vận động. Tình trạng này xuất hiện là do khi lớn tuổi, các tế bào bị suy thoái, ảnh hưởng nhất là các tế bào ở đầu khớp xương để tạo chất sụn và chất nhờn ở đầu khớp xương (sụn ở khớp xương được cấu tạo như một lớp đệm giữa hai đầu khớp xương để tránh va chạm khi cử động, còn chất nhờn ở trong khớp xương giúp cho trơn trượt dễ dàng khi chúng ta cử động). Lao động nặng về thể chất lúc còn trẻ, bị tai nạn hoặc thiếu dinh dưỡng cũng dễ dẫn tới tình trạng này.

Không chỉ bị đau, sưng tấy các khớp tay, chân mà người bệnh còn bị viêm nhiều khớp khác trên cơ thể. Các khớp viêm bị sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động. Tình trạng khớp bị cứng, khó cử động thể hiện rõ nhất vào sáng sớm và có thể kéo dài hàng giờ. Cùng với các triệu chứng tại khớp thì người bệnh còn có thể gặp hiện tượng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút.

Bên cạnh đó, tình trạng đau khớp cũng có thể là hậu quả của bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây là bệnh lý mãn tính, có thể gây những di chứng nặng nề như: dính, biến dạng khớp dẫn đến tàn phế. Ở Việt Nam, khoảng 0,3% - 0,5% dân số mắc bệnh, trong đó 80% là nữ giới ở độ tuổi từ 30 trở lên. Viêm khớp dạng thấp thường diễn biến theo từng đợt. Ở giai đoạn đầu, khi khớp mới bị sưng nóng nếu được phát hiện sớm và chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thể diễn biến tốt. Nếu đã chuyển sang giai đoạn nặng, xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động.

Ai dễ mắc bệnh?

Ai cũng có thể bị đau khớp. Nhưng thường là những người cao tuổi do xương, khớp không còn chắc khỏe dẫn đến thoái hóa, loãng xương. Ngoài ra, những người có dị dạng khớp, thừa cân béo phì, chấn thương khớp, khi trẻ lao động nặng thì đến tuổi trung niên hoặc về già cũng dễ mắc bệnh này.

Phương pháp điều trị bệnh

Dùng thuốc giảm đau: Hiện nay trên thị trường có bày bán rất nhiều loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen hay acetaminophen, đều có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ trước khi muốn sử dụng loại thuốc nào. Ngoài ra, bạn nên nhớ rằng thuốc là con dao hai lưỡi, bởi vậy sẽ không có lợi cho bạn nếu quá lạm dụng thuốc giảm đau.

Sử dụng biện pháp châm cứu: Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy: châm cứu có tác dụng đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc chứng đau xương khớp mà nhất là chứng viêm khớp mãn tính. Vì vậy, bạn không nhất thiết phải quá phụ thuộc vào thuốc hay phải "miễn cưỡng" chấp nhận những ca phẫu thuật để hy vọng cải thiện tình trạng sức khoẻ mà có thể áp dụng liệu pháp châm cứu, đơn giản, ít tốn kém mà đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị.

Luyện tập: Luyện tập được xem như một liều thuốc quý, rất có ích đối với sức khỏe con người và đặc biệt cực kỳ công hiệu trong việc giảm đau nhức. Có rất nhiều hình thức luyện tập mà bạn có thể lựa chọn phù hợp theo độ tuổi, sức lực và sở thích như: bơi lội, aerobic hay chỉ đơn giản là đi bộ hàng ngày.

tap-luyen-giup-giam-dau-khop-hieu-qua

Tập luyện giúp giảm đau khớp hiệu quả

Một số bài thuốc chữa bệnh bằng thảo dược

- Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi nướng nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi, khớp bớt sưng. Còn với những người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì...) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hàng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.

- Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng. Mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian rảnh, ngâm từ 15 - 30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng ngừa đau nhức cổ chân. Ngâm chân bằng nước ấm hàng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng người nhiều bệnh cho toàn thân.

Bên cạnh đó, để giảm các triệu chứng đau nhức, viêm khớp, hiện nay, nhiều người đang tìm đến các bài thuốc dân gian được đúc kết trong những loại thuốc đắp ngoài da có thành phần thảo dược tiện dùng mà không gây tác dụng phụ toàn thân. Trong đó, loại thuốc đắp ngoài có chứa thành phần chính là cây ô đầu (Vân Nam, Trung Quốc) với tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả kết hợp cùng nhiều dược liệu khác như: gừng, huyết kiệt, nhũ hương, một dược... được các chuyên gia đánh giá cao trong điều trị bệnh. Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm sưng, cải thiện tình trạng đau khớp, điều trị thoái hóa khớp và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do bệnh hiệu quả. Công dụng của loại thuốc này đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu lâm sàng uy tín và mang lại hiệu quả tốt cho nhiều người bệnh.

Những lưu ý cần thiết đối với người bệnh

Những người bị đau khớp tuyệt đối không được ra ngoài khi trời lạnh kèm theo mưa phùn. Bởi những lúc trời lạnh, độ ẩm cao thì tình trạng bệnh càng nặng hơn. Trong tình huống bắt buộc, phải đi tất ấm và dùng áo đi mưa để tránh bị ướt. Nếu quần áo bị ẩm, cần thay ngay và lau khô người, chân tay. Còn với bà con nông dân, khi khớp bị những đợt sưng cấp tuyệt đối không được lội nước, lội bùn. Tốt nhất, người nông dân khi làm ruộng nên đi ủng để chân vẫn luôn khô ráo.

Bên cạnh đó, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và nên sử dụng thuốc thảo dược đắp ngoài chứa vị thuốc ô đầu hàng ngày để không còn bị tra tấn bởi những cơn đau tại khớp dai dẳng, chất lượng cuộc sống được cải thiện nhanh chóng.

Thanh Hà

 

 

Bình luận