Viêm phổi ở trẻ em: Căn bệnh thầm lặng chớ nên chủ quan
Viêm phổi ở trẻ em là bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm, có thể dẫn đến biến chứng nặng nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ em, giúp cha mẹ bảo vệ sức khỏe cho con em mình một cách tốt nhất.
Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng một hoặc cả hai phổi do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có nhiều nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em, cụ thể:
- Ở trẻ dưới 2 tháng thường là do vi khuẩn Klebsiella Pneumonia, E. Coli, vi khuẩn gram âm.
- Ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi, viêm phổi thường do vi khuẩn như: Streptococcus nhóm B, Listeria monocytogenes, H.influenza.s, Branhamella Catarrhalis, S.aureus.
Viêm phổi do vi khuẩn thường tiến triển bệnh nhanh hơn, triệu chứng ở mức độ nặng hơn so với viêm phổi do virus. Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể sẽ bắt đầu di chuyển đến các thùy phổi và khu trú ở đây; sau đó bắt đầu quá trình phát triển, nhân lên, gây bệnh lý.
Vi khuẩn chính là nguyên nhân chính dẫn tới viêm phổi ở trẻ em
- Đối với nhóm trẻ từ 5-15 tuổi, viêm phổi thường do virus như: RSV, H.influenza…
So với các yếu tố gây bệnh viêm phổi khác, viêm phổi do virus xảy ra chậm hơn và thường ít nghiêm trọng hơn. Có khoảng gần 50% trường hợp viêm phổi do virus gây ra. Triệu chứng của bệnh trong những trường hợp này tương tự như cảm cúm thông thường.
Đó cũng chính là lý do vì sao nhiều người hay nhầm lẫn viêm nhiễm phổi do virus và cúm, dẫn đến nhầm lẫn triệu chứng, chậm trễ trong điều trị hoặc điều trị kém hiệu quả, mất nhiều thời gian. Ngoài ra, mắc bệnh do virus sẽ tăng khả năng bội nhiễm vi khuẩn, khiến quá trình viêm tiến triển nặng hơn.
Ngoài những nguyên nhân dẫn đến viêm phổi ở trẻ nhỏ kể trên, viêm phổi ở trẻ còn do ký sinh trùng, lao, nấm, môi trường sống ô nhiễm, có nhiều khói bụi bẩn, thường xuyên hít phải khói thuốc lá thụ động từ những thành viên trong gia đình cũng có thể là yếu tố dẫn đến phản ứng viêm ở các cơ quan đường hô hấp. Dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải, khăn lau, bát, ly,… với bệnh nhân cũng có thể dẫn đến lây nhiễm cho trẻ khỏe mạnh.
Có rất nhiều tác nhân khiến bệnh viêm phổi ở trẻ nặng hơn
Triệu chứng của viêm phổi ở trẻ em
Triệu chứng của viêm phổi ở trẻ em có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, một số triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:
- Sốt: Sốt cao trên 38°C, có thể kèm theo rét run
- Ho: Ho khan hoặc ho có đờm, đờm có thể trắng, vàng hoặc xanh lá cây
- Khó thở: Thở nhanh, thở nặng nhọc, thở khò khè, rút lõm ngực
- Đau ngực: Đau nhức khi ho hoặc thở sâu
- Mệt mỏi: Mệt mỏi, li bì, quấy khóc
- Chán ăn, bỏ bú: Trẻ bú ít hơn bình thường hoặc bỏ bú hoàn toàn
- Nôn mửa, tiêu chảy: Nôn mửa, tiêu chảy có thể xảy ra ở một số trẻ
- Da xanh tái: Da xanh tái do thiếu oxy
Chẩn đoán viêm phổi ở trẻ em
Để chẩn đoán viêm phổi ở trẻ em, bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố sau:
- Chẩn đoán lâm sàng
Chẩn đoán lâm sàng dựa trên các triệu chứng hô hấp như: dấu hiệu ho và sốt, thở nhanh. Đối với dấu hiệu ho và sốt, ban đầu trẻ ho khan, sau ho có đờm, trẻ nhỏ hoặc yếu có khi không ho hoặc ít ho. Khò khè có thể có khoảng 30% trẻ bị viêm phổi do mycoplasma. Tuy nhiên, dấu hiệu này cũng có thể bị nhầm lẫn với hen nếu không chụp X-quang phổi.
Ngoài ra, còn có những dấu hiệu khác như:
- Tím tái, bỏ bú, không uống được, li bì, co giật, lõm lồng ngực, co kéo cơ liên sườn, rút lõm hõm trên ức, phập phồng cánh mũi, thở rên rỉ…
- Gõ đục khi có tràn dịch hoặc đông đặc.
- Viêm cơ, viêm xương, viêm tai giữa, nhọt da, viêm amydal, viêm màng ngoài tim…
Đối với bệnh viêm phổi ở trẻ, không nhất thiết phải chờ kết quả cận lâm sàng, mà nên được chẩn đoán bằng những phương pháp cận lâm sàng càng sớm càng tốt. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh thường diễn biến tốt và khỏi sau 7-10 ngày. Ngược lại, điều trị muộn hoặc trị không đúng mức, nhất là ở trẻ dưới 12 tháng, tỷ lệ tử vong là rất cao.
Viêm phổi ở trẻ nên được chẩn đoán sớm để có hướng xử trí kịp thời
- Chẩn đoán cận lâm sàng
Các chẩn đoán cận lâm sàng như:
- X-quang phổi có nốt mờ rải rác, chủ yếu ở vùng rốn phổi và cạnh tim. Đây là phương pháp tiêu chuẩn được nhiều bác sĩ sử dụng để chẩn đoán viêm phổi nặng ở trẻ em.
- Xét nghiệm công thức máu: số lượng bạch cầu tăng (>15.000/mm3) và tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng gợi ý bệnh viêm phổi do vi trùng.
- Xét nghiệm CRP: Khi CRP tăng trên 20mg/l thì kết luận bệnh nhân mắc viêm phổi do vi trùng. Xét nghiệm đàm ở những trẻ lớn có thể ho khạc được. Riêng đối với trẻ nhỏ thì hút dịch phế quản hoặc dịch NTA để tìm tạp trùng hoặc nấm.
Điều trị viêm phổi ở trẻ em
Điều trị viêm phổi ở trẻ em sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, độ tuổi, sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Theo đó, tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh, thể trạng của từng cá nhân và tuỳ vào người bệnh có bệnh lý kèm theo nào hay không mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Trong đó thuốc kháng sinh đường uống là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho trẻ mắc viêm phổi. Đối với trường hợp bệnh có xu hướng tiến triển nặng khiến trẻ khó thở, biện pháp hỗ trợ hô hấp kết hợp kháng sinh sẽ được áp dụng.
Việc lựa chọn liều lượng kháng sinh, loại kháng sinh, đường dùng sẽ dựa vào độ tuổi, độ nặng và tình trạng bệnh lý hiện tại của bệnh nhân. Đối với trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi, kháng sinh Cephalosporin thế hệ thứ ba là lựa chọn hàng đầu. Lúc này kháng sinh sẽ nhắm vào các vi khuẩn gram âm và trực khuẩn gram dương. Ngoài thuốc kháng sinh, bác sĩ có thể kết hợp điều trị hỗ trợ hô hấp (thở oxy, CPAP hay máy thở) dinh dưỡng, hạ sốt, giảm ho,… nhằm ngăn chặn các biến chứng nếu có.
Cha mẹ không nên tự ý sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi cho trẻ tại nhà
Ngoài ra cha mẹ cũng đừng quên bổ sung đủ nước và dinh dưỡng cho trẻ và kết hợp sử dụng các sản phẩm thảo dược với các thành phần từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm phổi ở trẻ em hiệu quả, an toàn. Đặc biệt sản phẩm có chứa thành phần chính là Fibrolysin sẽ đem đến công dụng chống xơ hóa, chống tái cấu trúc phổi. Ngoài ra sản phẩm này còn được kết hợp với các thảo dược quý như chiết xuất nhũ hương, cao bán liên liên, cao tạo giác, cao xạ can và được bào chế bằng công nghệ lượng tử hiện đại giúp chống viêm, kích thích đường hô hấp, giảm các triệu chứng khó thở, đau kéo dài. Sản phẩm dùng được trong thời gian dài mà không gây tác dụng phụ, không gây tương tác với các sản phẩm dùng cùng khác.
Hi vọng bài viết này đã cung cấp cho các bậc phụ huynh thông tin về bệnh viêm phổi thường gặp ở trẻ. Bên cạnh việc áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thường xuyên, đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược mỗi ngày để tăng cường chức năng đường hô hấp cho con ba mẹ nhé!
Nếu còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, hãy để lại bình luận vào ô bên dưới bạn nhé!
Bình luận