Viêm phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc trẻ
Viêm phế quản là bệnh lý hô hấp phổ biến ở trẻ em và thường xuyên xảy ra những khi thời tiết giao mùa. Mặc dù bệnh không khó điều trị nhưng nếu để kéo dài thì nguy cơ biến chứng rất nhanh và nguy hiểm. Do đó trong bài viết này sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho ba mẹ về viêm phế quản ở trẻ em, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa căn bệnh này để bảo vệ trẻ.
Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ em
Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm cấp tính hoặc mãn tính của các ống dẫn khí lớn (phế quản) dẫn đến phổi. Bệnh thường gặp ở trẻ em do hệ miễn dịch còn non yếu, dễ bị tác nhân gây bệnh tấn công.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phế quản:
- Virus: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, bao gồm virus cúm, virus RSV, adenovirus,...
- Vi khuẩn: Một số vi khuẩn như Mycoplasma pneumoniae, Bordetella pertussis,... cũng có thể gây viêm phế quản.
- Yếu tố kích thích: Môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất, dị ứng,... cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Vi khuẩn, virus là những tác nhân chính gây ra bệnh viêm phế quản ở trẻ em
Triệu chứng của viêm phế quản ở trẻ em
Khi bị viêm phế quản, đa phần trẻ sẽ có những biểu hiện sau:
- Ho: Ho là triệu chứng phổ biến nhất, có thể ho khan hoặc ho có đờm. Ho thường nặng hơn vào ban đêm và sáng sớm.
- Sốt: Trẻ có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 38°C.
- Chảy nước mũi, nghẹt mũi: Trẻ có thể bị chảy nước mũi trong hoặc vàng, nghẹt mũi khiến khó thở.
- Khó thở: Khó thở là dấu hiệu đáng báo động, cần đưa trẻ đi khám ngay.
- Các triệu chứng khác: Trẻ có thể mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn, đau họng...
Ngoài ra, nếu ba mẹ thấy triệu chứng của trẻ tăng nặng thì nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt:
- Trẻ có dấu hiệu thở nhanh, thở gấp, thở rút lõm lồng ngực, da tím tái, khó thở.
- Sốt cao không hạ mặc dù đã dùng thuốc giảm sốt.
- Trẻ li bì, bỏ bú, khó đánh thức.
Khi thấy trẻ có dấu hiệu trở nặng ba mẹ nên đưa bé thăm khám sớm
Cách điều trị viêm phế quản ở trẻ em
Điều trị viêm phế quản ở trẻ cần phải có sự kết hợp giữa các phương pháp y khoa và chăm sóc tại nhà, cụ thể:
- Điều trị triệu chứng:
- Hạ sốt: Sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol hoặc ibuprofen theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Giảm ho: Sử dụng siro ho có tác dụng long đờm hoặc thuốc giảm ho theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Giảm nghẹt mũi: Sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi hoặc thuốc nhỏ mũi theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Điều trị nguyên nhân:
- Virus: Viêm phế quản do virus thường tự khỏi sau 1-2 tuần. Bác sĩ có thể kê thêm thuốc bổ sung vitamin C, kẽm để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
- Vi khuẩn: Viêm phế quản do vi khuẩn cần được điều trị bằng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
- Chăm sóc tại nhà:
- Cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn hoặc uống nhiều nước, nước trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất.
- Giữ ấm cho trẻ, tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để không khí trong phòng được ẩm hơn, giúp trẻ dễ thở hơn.
Kết hợp điều trị triệu chứng và chăm sóc trẻ tại nhà để đẩy lùi bệnh viêm phế quản ở trẻ em
Phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ em
Viêm phế quản có thể lây lan trực tiếp hoặc gián tiếp từ người sang người, cụ thể là nếu trẻ tiếp xúc gần hay giao tiếp với người bệnh, virus chứa trong những giọt bắn khi người bệnh nói chuyện, hắt hơi, ho sẽ đi vào đường hô hấp của trẻ. Mặt khác, virus còn có khả năng sống sót lâu tới hàng giờ liền ngoài không khí, tồn tại trong những đồ dùng cá nhân như cốc chén, bát đĩa, khăn mặt, quần áo,... của người bệnh nên khi trẻ sờ vào những vật dụng này thì khả năng lây nhiễm cũng rất cao. Chính vì vậy, cha mẹ nên dạy bé thói quen thường xuyên rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn, tránh nơi ô nhiễm, ăn uống hợp vệ sinh, không để trẻ tiếp xúc gần với khói thuốc lá hoặc những người đang bị bệnh, tránh tụ tập đông người. Khi cho trẻ ra đường, hãy chú ý cho trẻ đeo khẩu trang và che chắn kỹ lưỡng. Đồng thời cần đảm bảo môi trường sống trong nhà luôn thoáng mát, ngăn nắp, sạch sẽ để ngăn chặn nguy cơ phát triển của nấm mốc và vi khuẩn. Giữ ấm cho cơ thể trẻ khi thời tiết giao mùa, ngăn không để viêm phế quản diễn tiến nặng vì sẽ dễ trở thành viêm phổi rất nguy hiểm.
Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh là cách phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ hiệu quả
Ngoài ra cha mẹ cũng cần lưu ý không dùng kháng sinh vô tội vạ sẽ làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh trong tương lai, rủi ro về tác dụng phụ cũng rất lớn. Do đó mà biện pháp cải thiện tình trạng viêm phế quản nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho trẻ là vấn đề nan giải mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Để giải quyết mối lo này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm thảo dược chứa Fibrolysin giúp hỗ trợ điều trị trị viêm phế quản hiệu quả. Ngoài ra sản phẩm này còn chứa các thành phần từ thảo dược thiên nhiên quý như: Bán biên liên, nhũ hương, xạ đen, xạ can, tạo giác,... Những thành phần thiên nhiên này có tác dụng như những kháng sinh thực vật, giúp kháng khuẩn, giảm viêm, thanh phế, trừ ho, tiêu đờm,... hiệu quả, an toàn. Đặc biệt, cha mẹ nên lựa chọn sản phẩm được phân phối bởi công ty dược uy tín và bào chế bằng công nghệ lượng tử sẽ giúp chiết xuất được hàm lượng hoạt chất cao, đảm bảo an toàn lành tính cho các bé sử dụng.
Viêm phế quản là bệnh lý hô hấp phổ biến ở trẻ em, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Cha mẹ cần chú ý quan sát các triệu chứng của bệnh ở trẻ và đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Đồng thời đừng quên cho bé sử dụng những sản phẩm thảo dược chứa Fibrolysin để hỗ trợ điều trị viêm phế quản ở trẻ em hiệu quả.
Nếu còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, hãy để lại bình luận vào ô bên dưới bạn nhé!
Bình luận