Viêm phế quản cấp thường có biểu hiện gần giống các bệnh viêm đường hô hấp trên, do vậy nhiều người bệnh chủ quan và không điều trị dẫn tới bệnh diễn biến nặng. Do đó để hiểu rõ hơn về viêm phế quản cấp và giải pháp cải thiện bệnh hiệu quả, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Viêm phế quản cấp là gì?

Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng tại ống phế quản. Bạn cứ hiểu phế quản là một bộ phận giống như cái ống có nhiệm vụ dẫn khí vào phổi. Hệ thống phế quản có cấu trúc như một tán cây chia ra nhiều cành và nhánh từ nhỏ tới lớn, các nhánh có tác dụng làm đường ống dẫn không khí vào phổi. Hai cành cây lớn nhất đó là phế quản gốc phải và trái. 

Khi các tác nhân gây viêm như vi khuẩn, virus, khói bụi,... tấn công vào phế quản sẽ khiến lớp tế bào mặt trong ống phế quản bị tổn hại, tổ chức dưới niêm mạc bị phù nề, làm co thắt các cơ trơn và tiết dịch vào ống phế quản, gây nên hiện tượng như tiết dịch đờm, ho, thở khò khè,... 

Hình ảnh phế quản bình thường và viêm phế quản cấp

Hình ảnh phế quản bình thường và viêm phế quản cấp

Nguyên nhân viêm phế quản cấp là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm phế quản cấp, thế nhưng chủ yếu là do virus gây ra. Cụ thể:

  • Virus: Ở thời điểm hiện tại, đây được coi là “hung thủ" hàng đầu gây nên bệnh viêm phế quản cấp. Các virus thường gặp có thể là: một số chủng virus herpes, Coronavirus, virus đại thực bào đường hô hấp, virus cúm A - B, cúm gia cầm, cúm lợn,...
  • Vi khuẩn: Đây cũng là tác nhân cũng thường gặp sau virus. Các nhóm vi khuẩn thường gặp có thể kể đến đó là Haemophilus influenzae, tụ cầu, liên cầu, E. coli,....
  • Do bệnh lý khác: Các bệnh như trào ngược dạ dày (ợ nóng trào lên gây kích thích, gây tổn thương cổ họng), các bệnh dị ứng đường hô hấp trên,... cũng có thể là nguyên do dẫn tới viêm phế quản cấp.
  • Sức đề kháng yếu: Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm do một bệnh nền mạn tính hoặc cảm lạnh thì người bệnh rất dễ bị nhiễm trùng đường phế quản.
  • Thời tiết thay đổi: Tính chất khắc nghiệt của thời tiết sẽ khiến cho niêm mạc hô hấp dễ bị kích ứng, gây sưng, viêm.
  • Khói thuốc lá: Cho dù là hút thuốc chủ động hay thụ động (bạn hút thuốc trực tiếp hoặc người ngồi cạnh, sống cùng bạn hút thuốc và bạn hít phải nó) thì cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do chất Nicotin trong thuốc lá rất có hại cho niêm mạc đường hô hấp.
  • Hoá chất: Có một số loại hoá chất như các loại hạt, vải dệt, hơi hóa chất như clo, amoniac có khả năng gây kích ứng phổi nếu bạn tiếp xúc thường xuyên, liên tục trong nhiều giờ liền.

Virus là nguyên nhân chính yếu gây nên bệnh viêm phế quản cấp

Virus là nguyên nhân chính yếu gây nên bệnh viêm phế quản cấp

Ai là đối tượng dễ mắc bệnh viêm phế quản cấp?

Viêm phế quản cấp có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi và những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn là:

  • Người thường xuyên hút thuốc lá: Trong khói thuốc lá có chứa một số chất làm triệt tiêu lông mao của phổi, từ đó gây tổn hại phổi nghiêm trọng nếu bạn hút thuốc lá thường xuyên.
  • Hít phải nguồn không khí ô nhiễm hoặc chất độc hại: Tiếp xúc với bụi bẩn, khí độc, bông gòn, bụi vải, khói hoá học,... sẽ có nguy cơ cao mắc viêm phế quản cấp.
  • Người có sức đề kháng yếu: Tình trạng suy giảm hệ thống miễn dịch sẽ xảy ra ở những đối tượng có sức đề kháng kém hoặc tiền sử mắc bệnh mãn tính.
  • Người cao tuổi: Vì sức đề kháng suy giảm, không đủ sức chống chọi các tác nhân gây bệnh nên người cao tuổi có nguy cơ mắc viêm phế quản cấp.

Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cấp cao

Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cấp cao

Triệu chứng viêm phế quản cấp

Thông thường, bệnh viêm phế quản cấp có những triệu chứng điển hình như:

  • Ho: Dấu hiệu ho thường xảy ra liên tục và kéo dài, ho khan, ho thành tiếng, ho có đờm. Khi ho kèm theo triệu chứng tức ngực, chảy nước mũi. Biểu hiện ho cho thấy ở đâu đó trên khu vực từ mũi, họng xuống phổi có thể bị viêm.
  • Đau họng: Cổ họng có thể bị sưng to, ngứa rát, đau khi nuốt.
  • Sốt: Sốt theo cơn hoặc sốt liên tục, sốt cao hoặc nhẹ. Cũng có khi người bệnh không bị sốt.
  • Tiết đờm: Phản ứng viêm sẽ gây nên hiện tượng tiết dịch đờm. Màu sắc của đờm có thể là màu xanh, màu trắng hoặc vàng, tiết lộ nguyên nhân khiến viêm nhiễm phế quản là do vi khuẩn hay virus gây nên.
  • Thở khò khè: Thành phế quản khi viêm sẽ bị sưng, phù nề gây hẹp lòng phế quản, nên khi thở không khí đi qua đi lại khe hẹp sẽ gây phát ra tiếng khò khè.
  • Mệt mỏi: Người bệnh chán ăn, xanh xao, uể oải do các triệu chứng trên càng khiến cho hệ miễn dịch suy yếu.

Ngoài ra người bệnh sẽ xuất hiện một số biểu hiện khác như: khó thở, thở nhanh. Nếu các triệu chứng trên kéo dài quá 5 ngày thì cần thăm khám kịp thời để chẩn đoán chính xác bệnh qua đó có phác đồ điều trị phù hợp.

Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm phế quản cấp

Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?

Viêm phế quản cấp là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây nên sự thiếu hụt không khí khiến chức năng hô hấp rối loạn. Do luôn thiếu dưỡng khí nên người bệnh có thể mệt mỏi, sụt cân. Không những vậy, tình trạng này còn có thể ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của cơ thể, đặc biệt là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh trung ương (với các dấu hiệu như thường mệt mỏi, hay buồn ngủ, tim đập nhanh,…).

Vì vậy, nếu không được điều trị dứt điểm và đúng cách, viêm phế quản cấp có thể dẫn đến bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, khí phế thũng, tâm phế mạn, giãn phế quản,...

Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời viêm phế quản cấp càng nghiêm trọng

Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời viêm phế quản cấp càng nghiêm trọng

Các cách phòng tránh viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp hoàn toàn có thể phòng tránh bằng cách giữ gìn sức khỏe và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để tiêu diệt virus, vi khuẩn hoặc nấm. Nếu bạn hút thuốc, cách bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh viêm phế quản cấp là từ bỏ thuốc lá.

Bên cạnh đó, bạn nên đeo khẩu trang khi sử dụng các chất kích ứng phổi như: Sơn, chất tẩy sơn, vecni,...Tăng cường hệ miễn dịch nhờ chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng. Tiêm phòng cúm hàng năm cũng là biện pháp giúp phòng ngừa viêm phế quản cấp hiệu quả, đặc biệt là người lớn trên 60 tuổi. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm để đảm bảo an toàn.

Đeo khẩu trang khi ra ngoài là cách phòng ngừa viêm phế quản cấp và các bệnh hô hấp hiệu quả

Đeo khẩu trang khi ra ngoài là cách phòng ngừa viêm phế quản cấp và các bệnh hô hấp hiệu quả

Ngoài các biện pháp phòng ngừa viêm phế quản cấp kể trên thì hiện nay xu hướng sử dụng các sản phẩm thảo dược được rất nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng. Điển hình là sản phẩm chứa Fibrolysin kết hợp cùng với bộ 5 thảo dược là tạo giác, nhũ hương, bán biên liên, xạ đen và xạ can. Đặc biệt thành phần tạo giác chính là vị thuốc quý được danh y Tuệ Tĩnh sử dụng để chữa ho dữ dội, khó thở, đờm nhiều do các bệnh viêm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi,... gây ra. Chính vì vậy sản phẩm thảo dược này không chỉ đem đến công dụng giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm phế quản cấp mà còn giúp tăng cường chức năng hô hấp, giúp đường thở mềm mại thông thoáng hơn.

Ngoài ra, sản phẩm này được phân phối bởi công ty dược uy tín và bào chế bằng công nghệ lượng tử sẽ giúp chiết xuất được hàm lượng hoạt chất cao, đảm bảo an toàn lành tính khi sử dụng.

Viêm phế quản cấp là một trong những bệnh liên quan đến đường hô hấp thường gặp. Do đó bạn cần nắm vững các thông tin xoay quanh bệnh lý để có thể phát hiện và kịp thời chữa trị. Đồng thời đừng quên kết hợp sử dụng những sản phẩm thảo dược chứa Fibrolysin để hỗ trợ điều trị viêm phế quản cấp an toàn, hiệu quả. Nếu còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, hãy để lại bình luận vào ô bên dưới bạn nhé!

Bình luận