Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không và có thể chữa khỏi được không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Đa phần các dấu hiệu của ung thư tuyến giáp diễn ra khá thầm lặng và khó nhận diện. Nếu chủ quan bệnh có thể khiến người bệnh tử vong nhanh chóng. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của căn bệnh này và cách điều trị hiệu quả nhất.

Các mức độ nguy hiểm của ung thư tuyến giáp?

Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm thời gian phát hiện bệnh, thể trạng của người mắc hoặc đặc tính của từng dạng ung thư,... Theo các chuyên gia nội tiết, bệnh ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt hơn so với nhiều dạng ung thư khác nếu phát hiện kịp thời. 

Biến chứng nguy hiểm khi ung thư di căn

Ở giai đoạn đầu, các tế bào ung thư chỉ xuất hiện ở vùng cổ, sau đó nhanh chóng lan xuống vùng lân cận. Khi đó tình trạng di căn sẽ ảnh hưởng tới một số cơ quan trọng yếu của cơ thể gây khó khăn cho quá trình điều trị. Cụ thể:

  • Di căn tới hạch: Ung thư tuyến giáp di căn hạch bạch huyết thường xuất phát ở dạng thể nhú và thể nang. Để kéo dài tuổi thọ cho người bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ khối u di căn, sau đó dùng xạ trị I-ốt 131.
  • Di căn tới xương: Tình trạng tế bào ác tính di căn đến xương gây ra những cơn đau nhức xương dữ dội, khó khăn trong vận động. Người bệnh sẽ cảm nhận cơn đau rõ rệt khi nâng tay hoặc leo cầu thang.
  • Di căn tới não: Ung thư di căn não có thể gây ra một số triệu chứng nguy hiểm như: Đau đầu, ù tai, nôn, động kinh, rối loạn ý thức,…Não vốn là cơ quan có cấu tạo phức tạp và đảm nhiệm vai trò duy trì sự sống cho cơ thể. Chính vì vậy, sẽ rất khó khăn để loại bỏ hoàn toàn tế bào di căn khỏi cơ quan này. Khi ung thư tuyến giáp di căn não đồng nghĩa với việc người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao.
  • Di căn tới phổi: Người mắc ung thư tuyến giáp di căn tới phổi sẽ xuất hiện nhiều biến chứng nghiêm trọng như khó thở, ho ra máu, tức ngực, hơi thở gấp gáp, hổn hển,... Đa số người bệnh giai đoạn này sẽ được kéo dài sự sống nhờ phương pháp hóa trị nhưng rất khó để điều trị dứt điểm hoàn toàn, tiên lượng sống sau 5 năm rất thấp.
  • Di căn tới gan: Những khối u lớn sẽ xuất hiện xâm nhập và chèn ép vào gan gây ra chướng bụng, kèm theo cảm giác mệt mỏi, suy yếu trầm trọng. Để điều trị ung thư tuyến giáp di căn gan, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u di căn và kết hợp với iod xạ trị.

Ung thư tuyến giáp có thể di căn đến các cơ quan trọng yếu trong cơ thể

Ung thư tuyến giáp có thể di căn đến các cơ quan trọng yếu trong cơ thể

>>>XEM THÊM: 5 bệnh tuyến giáp thường gặp - Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Tỷ lệ sống của người bệnh ung thư tuyến giáp

Vậy ung thư tuyến giáp có chết không, thời gian sống được bao lâu? Trên thực tế, tỷ lệ sống và phục hồi bình thường phụ thuộc vào thể bệnh và thời gian phát hiện. Ung thư tuyến giáp được chẩn đoán càng sớm thì tiên lượng sống càng cao. Nếu phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh có thể lên tới 90%. Tốc độ phục hồi sẽ cao hơn ở nhóm đối tượng trẻ tuổi.

Ngoài ra, mỗi thể bệnh của ung thư tuyến giáp cũng đều có mức tiên lượng sống khác nhau, cụ thể là:

  • Ung thư tuyến giáp thể nhú: Người bệnh được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp thể nhú thường có tiên lượng tốt, tỷ lệ sống khi mắc bệnh sau 5 năm là 95% và sau 10 năm là 90%. 
  • Ung thư tuyến giáp thể nang: Người mắc có tỷ lệ sống sau 5 năm điều trị là 90%, sau 10 năm là 70%. 
  • Ung thư tuyến giáp thể tủy: Việc điều trị cho người mắc ung thư tuyến giáp thể tủy và không biệt hóa thường gặp nhiều khó khăn. Do đó, tiên lượng sống của bệnh ung thư dạng tủy sau 5 năm là 90% và sau 10 năm là 86%. 
  • Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa: Riêng đối với thể ung thư tuyến giáp không biệt hóa ít có cơ hội phẫu thuật, tỷ lệ sống dưới 1 năm.

Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh và thể bệnh

Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh và thể bệnh

Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp

Hiện nay, hai phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp phổ biến nhất chính là iod phóng xạvà phẫu thuật. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ dẫn phù hợp nhất.

  • Iod phóng xạ:  Phương pháp này thường được sử dụng điều trị dạng ung thư tuyến giáp biệt hóa (thể nhú và thể nang) và có thể áp dụng cho cả các trường hợp đã di căn. Bác sĩ sẽ cho người bệnh uống một lượng iod phóng xạ. Khi đi vào trong cơ thể, iod phóng xạ sẽ tập trung tại tuyến giáp và loại bỏ các tế bào ung thư. 
  • Phẫu thuật: Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ một bên thùy chứa khối u hoặc toàn bộ tuyến giáp thông qua kỹ thuật nội soi hoặc mổ hở. Phương pháp này có thể được chỉ định cho đa phần người mắc ung thư tuyến giáp.

Đối với người ung thư tuyến giáp sau khi thực hiện phẫu thuật, các bác sĩ sẽ tiếp tục yêu cầu điều trị sử dụng iod phóng xạ và uống thuốc chứa thyroxin với mục đích hạn chế nguy cơ các tế bào ác tính còn sót lại và điều tiết hormone T3, T4 trong cơ thể người bệnh.

Ngoài các phương pháp điều trị trên, người bệnh ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật có thể tham khảo ý kiến bác sĩ sử dụng bổ sung các vị thuốc thảo dược giúp cải thiện chức năng tuyến giáp và điều hòa miễn dịch. Trong đó, hải tảo là thành phần có vai trò giúp điều hòa hormone tuyến giáp, chất chống oxy hóa, chống tăng sinh và biệt hóa (theo nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2012). Khi kết hợp hải tảo với các thành phần như bán biên liên, lá neem, khổ sâm nam, ba chạc,... giúp cải thiện chức năng tuyến giáp và phòng ngừa ung thư hiệu quả. Hiện nay các thành phần này đã được điều chế thành sản phẩm dạng viên uống tiện dụng, rất tốt đối cho người bị ung thư tuyến giáp.

Các thành phần lành tính tốt cho người bệnh ung thư

Các thành phần lành tính tốt cho người bệnh ung thư

Chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư tuyến giáp

Bên cạnh nhu cầu giải đáp thắc mắc “Bệnh ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không”, chế độ dinh dưỡng giúp phục hồi nhanh cũng là chủ đề được nhiều người quan tâm. 

Các thực phẩm người bị ung thư tuyến giáp nên ăn

Sau khi điều trị ung thư tuyến giáp, người bệnh có thể gặp nhiều xáo trộn trong sinh hoạt và ăn uống hằng ngày. Vì vậy, để nhanh chóng hồi phục bạn nên tích cực bổ sung một số sản phẩm như:

  • Ưu tiên ăn nhiều rau xanh và các loại hoa quả tươi giàu vitamin và khoáng chất.
  • Bổ sung các loại protein động vật, không quá 200gr mỗi ngày.
  • Sử dụng các loại nước ép trái cây hoặc trà gừng mật ong ấm để làm dịu khó chịu ở phần cổ họng.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu omega 3, các loại hạt,...

Người bệnh nên ăn bổ sung nhiều loại trái cây mỗi ngày

Người bệnh nên ăn bổ sung nhiều loại trái cây mỗi ngày

Các thực phẩm mà người bị ung thư tuyến giáp không nên ăn

Chế độ ăn dinh dưỡng sẽ cần được áp dụng chặt chẽ cả trước và sau khi điều trị để đạt được hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh các thực phẩm nên ăn, người bệnh nên hạn chế sử dụng những đồ sau:

  • Kiêng các chế phẩm từ sữa như phomai, sữa chua, kem hoặc bơ.
  • Ăn giảm lượng iod trong khoảng 14 ngày trước khi tiến hành điều trị bệnh. Điều này sẽ làm cho tế bào ung thư suy yếu dần, dễ bị phá hủy hơn.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm chiên rán, hoặc chế biến sẵn, nhiều chất bảo quản.
  • Không nên ăn đậu nành hoặc các sản phẩm được làm từ đậu nành.
  • Tránh các món ăn cứng, khó nhai hoặc quá khô do nguy cơ tổn thương cổ họng.

Ung thư tuyến giáp là bệnh lý phổ biến và có thể di căn tới nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Thông qua việc giải đáp đáp ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không, người bệnh có thể hiểu rõ phần nào sự ảnh hưởng của tế bào ung thư tới cơ thể và chủ động thăm khám kịp thời. 

>>>XEM THÊM: Rối loạn hormone tuyến giáp báo hiệu bệnh gì và cách điều trị

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh tuyến giáp, các bạn có thể liên hệ đến số 024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn hỗ trợ thêm.

Dược sĩ Kim Ngân

box-igv.webp

Bình luận