Tay chân miệng ở trẻ được biết đến với 4 cấp độ khác nhau. Trong đó, tay chân miệng độ 1 là giai đoạn trẻ mới bị và nếu được chăm sóc điều trị đúng cách thì bệnh sẽ mau khỏi. Vậy cha mẹ cần chăm sóc trẻ bị tay chân miệng độ 1 ra sao?

Những cấp độ của bệnh tay chân miệng

Người ta phân chia bệnh tay chân miệng thành 4 cấp độ. Tùy theo thời gian mắc và mức độ bệnh mà tay chân miệng được quy về những cấp độ sau:

Tay chân miệng độ 1

Đây là giai đoạn đầu của bệnh, trẻ thường bị sốt nhẹ, nổi những đốm đỏ trên da, tổn thương da mới chỉ nhẹ hoặc bị loét miệng bề ngoài. 

Trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1 thường sẽ khỏi sau 7-10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Ngược lại, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn. 

Tay chân miệng độ 1 thường biểu hiện bằng những đốm đỏ trên da

Tay chân miệng độ 1 thường biểu hiện bằng những đốm đỏ trên da

Bệnh tay chân miệng độ 2

Bệnh tay chân miệng độ 2 sẽ gồm có độ 2a và độ 2b, cụ thể như sau: 

Cấp độ 2a: Trẻ hay bị giật mình, kèm theo sốt cao trên 39°C, kéo dài hơn 2 ngày. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ mệt mỏi, hay quấy khóc, lừ đừ do sốt, đau họng, nôn trớ...

Cấp độ 2b: Một số trẻ sẽ bị giật mình trên 2 lần trong vòng 30 phút, mạch đập nhanh, sốt cao không hạ, ngủ gà... Một số trẻ lại run tay chân, rung giật nhãn cầu, đi lại không vững, hay bị sặc khi nuốt.

Bệnh tay chân miệng độ 3

Cấp độ này trẻ sẽ có những dấu hiệu: Huyết áp tăng, mạch đập nhanh có khi trên 170 lần/ phút, thở dốc, thở nhanh, toàn thân lạnh và toát nhiều mồ hôi, rối loạn tri giác.

Bệnh tay chân miệng độ 4

Ở cấp độ nặng nhất này, trẻ có thể bị suy hô hấp, tuần hoàn, tím tái toàn thân,... Khi đó, trẻ cần được cấp cứu ngay tại cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời, không ảnh hưởng đến tính mạng.

Biến chứng bệnh tay chân miệng

Trường hợp trẻ bị bệnh tay chân miệng độ 1 thì sẽ không gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc và điều trị tích cực để bệnh diễn tiến sang những giai đoạn sau thì có thể tiềm ẩn một số biến chứng của bệnh tay chân miệng như:

  • Viêm não, viêm màng não.
  • Phù phổi cấp, viêm cơ tim, suy tim, trụy mạch… rất nguy hiểm.

Bệnh tay chân miệng có thể gây viêm não cho trẻ

Bệnh tay chân miệng có thể gây viêm não cho trẻ

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị tay chân miệng độ 1 tại nhà

Khi trẻ mắc tay chân miệng cấp độ nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ điều trị ngoại trú tại nhà. Lúc này cha mẹ cần lưu ý trong cách chăm sóc trẻ như sau:

  • Thực hiện cách ly, hạn chế cho trẻ ra ngoài để tránh lây nhiễm sang trẻ khác.

  • Vệ sinh răng miệng và bôi thuốc vùng miệng cho trẻ.

  • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ (nếu trẻ vẫn đang ăn sữa mẹ). Đồng thời cho trẻ ăn thức ăn nguội, mềm, lỏng, dễ tiêu và cần chia nhỏ bữa ăn.

  • Vật dụng cá nhân của trẻ như bát đũa, thìa, bình sữa, ly/cốc... nên được sử dụng riêng biệt và luộc sôi.

  • Cho trẻ mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi, rộng rãi. 

  • Cần thay quần áo và tắm rửa cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm.

  • Tã lót, quần áo của trẻ nên được giặt sạch sẽ, ngâm dung dịch sát khuẩn.

  • Vệ sinh tay bằng xà phòng mỗi lần chăm sóc trẻ.

  • Theo dõi sát sao tình trạng bệnh và các biểu hiện của trẻ, nếu bé có các dấu hiệu: Mạch nhanh, run chi, đi không vững (nếu trẻ đã biết đi), giật mình >2 lần/30 phút thì cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay để xử trí kịp thời.

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần đúng cách để bệnh mau khỏi

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần đúng cách để bệnh mau khỏi

Bên cạnh đó, để cải thiện bệnh tay chân miệng nhanh chóng, ngoài áp dụng các phương pháp trên thì người bệnh nên kết hợp thêm biện pháp từ kem bôi thảo dược giúp ổn định bệnh bền vững và an toàn cho da. Trong đó, tiêu biểu hơn cả là gel bôi chứa thành phần chính là nano bạc và các thảo dược quý như: neem (hay còn gọi là xoan Ấn Độ, sầu đâu), chitosan, kẽm salicylate.

Gel bôi này có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm, vì thế giúp làm dịu da, giảm đau ngứa nhanh chóng mà không gây kích ứng da, dùng được cho trẻ nhỏ, kể cả trẻ sơ sinh, an toàn khi bôi trong miệng. 

Trên đây là những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng để mau lành bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh hãy kết hợp sử dụng gel thảo dược để giảm ngứa ngáy, đẩy nhanh quá trình lành bệnh, phòng ngừa biến chứng. 

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh tay chân miệng cũng như cách điều trị, phòng ngừa, bạn hãy bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh nhất.

Bình luận