Trầm cảm sau sinh là nỗi lo sợ của các bà mẹ, nhất là các mẹ sinh con đầu lòng. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh xuất phát từ các vấn đề khách quan lẫn chủ quan. Tuy nguy hiểm nhưng tình trạng này  có thể khắc phục và phòng ngừa từ trước.

Trầm cảm sau sinh: Nỗi sợ của các bà mẹ

Trầm cảm sau sinh là gì? Đây là hội chứng rối loạn cảm xúc thường xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh. Những biểu hiện của trầm cảm sau sinh: buồn bã, chán nản, thiếu tập trung, mất kết nối với con của mình. Thậm chí, một số trường hợp nặng hơn, có thể xuất hiện cảm giác chán ghét em bé.

Theo thống kê, có khoảng 10% đến 20% mẹ bỉm mắc hội chứng này. Chứng bệnh có thể thuyên giảm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Thông thường, trầm cảm sau sinh sẽ hết sau khoảng từ 3 tháng đến 1 năm.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến các mẹ bỉm trầm cảm sau sinh. Những nguyên nhân có thể xuất phát từ các tác nhân bên ngoài lẫn bên trong:

  • Thay đổi nội tiết cơ thể: Trong quá trình mang thai và sinh con, nội tiết của người mẹ thay đổi liên tục để phù hợp với thai kỳ. Chính sự thay đổi các hormone estrogen và progesterone gây cảm giác mệt mỏi và trầm cảm.
  • Thay đổi sinh hóa trong cơ thể: Những thay đổi về máu, hệ miễn dịch và các quá trình chuyển hóa cũng gây áp lực cho não bộ.
  • Vấn đề chăm sóc trẻ nhỏ: Việc chăm sóc trẻ sơ sinh gây không ít khó khăn cho mẹ, nhất là các mẹ mới sinh con lần đầu, còn bỡ ngỡ với cách chăm em bé.
  • Các vấn đề xung quanh khác: Khi sinh em bé, sẽ xuất hiện nhiều vấn đề mới phát sinh, gây áp lực tinh thần rất lớn cho mẹ bỉm như tài chính, cách chăm sóc em bé, mâu thuẫn gia đình,…
  • Do di truyền: Các nghiên cứu cho thấy, gen có ảnh hưởng đến khả năng xuất hiện trầm cảm. Tuy nhiên vẫn chưa đánh giá được mức độ ảnh hưởng do di truyền là bao nhiêu.

Trầm cảm sau sinh cần được phát hiện sớm để tránh những hậu quả đáng tiếc

Trầm cảm sau sinh cần được phát hiện sớm để tránh những hậu quả đáng tiếc

Cách vượt qua trầm cảm sau sinh cho mẹ bỉm

Cần phải nhấn mạnh rằng, trầm cảm sau sinh không phải là tính cách hay khuyết điểm bản thân. Trầm cảm sau sinh là một biến chứng rất phổ biến sau quá trình sinh con mà thôi. Vì thế, nếu trầm cảm sau sinh được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng được khắc phục.

Nhận tư vấn tâm lý từ bác sĩ

Đối với các vấn đề về tâm lý, phương pháp tâm lý trị liệu luôn được các bác sĩ khuyến khích. Vì thế, nếu cảm thấy bản thân có bất kỳ dấu hiệu nào của trầm cảm sau sinh, bạn hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ.

Thời gian đầu điều trị có thể sẽ gặp chút khó khăn trong việc chia sẻ. Tuy nhiên, sau một thời gian điều trị, các chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn định hình suy nghĩ và cách tư duy. Điều này sẽ giúp trầm cảm sau sinh được cải thiện và bạn dần trở nên yêu đời hơn.

Khi cảm giác mình bị trầm cảm, hãy đến bác sĩ để có những tư vấn đúng đắn nhất

Khi cảm giác mình bị trầm cảm, hãy đến bác sĩ để có những tư vấn đúng đắn nhất

Quan tâm và chăm sóc bản thân nhiều hơn

Với các mẹ bỉm, việc chăm sóc con chiếm hầu như gần hết thời gian. Lâu dần, các mẹ quên mất chăm sóc bản thân mình. Điều này khiến cơ thể và da dẻ không còn như trước nữa, làm các mẹ mất tự tin và dẫn đến trầm cảm.

Hãy dành thời gian chăm sóc và lắng nghe bản thân mình đang muốn gì. Thư giãn và làm điều mình thích là việc mẹ bỉm cần làm lúc này.

Chăm sóc bản thân chính là cách giúp các mẹ lấy lại vóc dáng và yêu bản thân nhiều hơn

Chăm sóc bản thân chính là cách giúp các mẹ lấy lại vóc dáng và yêu bản thân nhiều hơn

Chia sẻ và nhận sự giúp đỡ từ người thân

Vai trò của người thân vô cùng quan trọng trong việc điều trị trầm cảm sau sinh. Những suy nghĩ “Có thế cũng làm quá lên”, “Từ từ rồi trầm cảm tự hết thôi” hay “ Có thế mà cũng trầm cảm”. Đây là những suy nghĩ hết sức thiển cận và vô cùng độc hại. Những suy nghĩ như thế này không chỉ làm tổn thương người đang bị trầm cảm sau sinh mà còn khiến bệnh tình khó điều trị hơn.

Bản thân người bị trầm cảm có thể không nhận ra mình đang mắc chứng bệnh tâm lý này. Vì thế, lúc này, mẹ bỉm rất cần sự động viên và quan tâm của người thân xung quanh. Đừng xem nhẹ nó mà hãy nhẹ nhàng khuyên bảo người bệnh nhận tư vấn của bác sĩ hoặc hỗ trợ chăm sóc con, không để người bệnh ở một mình,…

Đồng thời, mẹ bỉm cũng cần chủ động chia sẻ với mọi người. Từ đây sẽ giúp cả hai bên hiểu nhau hơn và tìm ra biện pháp khắc phục nhanh chóng.

Sự giúp đỡ của mọi người rất cần thiết đối với người trầm cảm sau khi sinh

Sự giúp đỡ của mọi người rất cần thiết đối với người trầm cảm sau khi sinh

Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc điều trị trầm cảm là xu hướng hiện nay đang áp dụng. Vì đây là vấn đề xuất phát từ tâm lý, mà tâm lý con người là một biến số bất định. Vì thế, thuốc có thể có tác dụng với người này nhưng với người khác thì không. Do đó cần kiên trì và làm theo hướng dẫn của chuyên gia.

Tuy có thể điều trị trầm cảm sau sinh bằng thuốc, nhưng các mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng và tham vấn ý kiến của bác sĩ. Vì thuốc có thể bài tiết qua sữa mẹ, điều này không tốt cho trẻ em sơ sinh.

Thuốc điều trị trầm cảm được sử dụng khá phổ biến nhưng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ

Thuốc điều trị trầm cảm được sử dụng khá phổ biến nhưng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ

Cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là nỗi lo của các mẹ bỉm khi bước vào giai đoạn đầu chăm em bé. Tuy nhiên, bệnh tâm lý này có thể phòng ngừa từ trước bằng cách quan tâm, chăm sóc cho cơ thể lẫn tinh thần.

Tham vấn tâm lý từ bác sĩ trong khi mang thai

Không cần phải bị trầm cảm sau sinh thì mới nhờ tư vấn tâm lý. Các mẹ hoàn toàn có thể nhận tư vấn tâm lý từ khi còn đang mang thai. Các bác sĩ sẽ dựa trên một bảng câu hỏi để đáng giá mức độ trầm cảm của bạn. Khi nhận có thấy có dấu hiệu hoặc xu hướng mắc trầm cảm, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên, bài tập thực hành. Điều này giúp hạn chế xuất hiện trầm cảm sau sinh cho các mẹ.  

Sinh hoạt theo khoa học, ăn uống đầy đủ chất

Khi sinh nở, cơ thể mẹ dễ thiếu dinh dưỡng do các chất đều vào cơ thể bé. Việc suy nhược cơ thể sau sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Vì thế, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là điều cần thiết cho cả mẹ và bé.

Người bị trầm cảm sau sinh nên sinh hoạt và ăn uống lành mạnh

Người bị trầm cảm sau sinh nên sinh hoạt và ăn uống lành mạnh

Duy trì kết nối với mọi người

Kết nối và chia sẻ với mọi người giúp mẹ thoải mái hơn, đồng thời, người thân cũng nắm bắt được tình hình của mẹ. Ở thời buổi hiện đại ngày nay, không chỉ kết nối trực tiếp với mọi người, bạn còn có thể kết nối thông qua mạng xã hội.

Các hội nhóm mẹ bỉm là nơi giúp các mẹ tâm sự cũng như trao đổi các vấn đề chăm sóc và nuôi dạy con cái. Không chỉ thế, đây là nơi có nhiều người đồng cảm với mẹ bỉm, sẽ đưa ra nhiều lời khuyên bổ ích nhất.

Không quên duy trì kết nối với mọi người để hạn chế trầm cảm sau sinh

Không quên duy trì kết nối với mọi người để hạn chế trầm cảm sau sinh

Sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng bổ não

Sử dụng sớm các thực phẩm chức năng bổ não cũng là một cách bảo vệ mẹ bỉm trước chứng trầm cảm sau sinh. Các thực phẩm chức năng ngày nay không chỉ hỗ trợ an thần, một số sản phẩm còn cung cấp dinh dưỡng cho não, giúp điều hòa giấc ngủ, tĩnh tâm hiệu quả.

Giải pháp thảo dược hợp hoan bì hữu hiệu đối với trầm cảm sau sinh

Sản phẩm có thành phần chính từ thảo dược hợp hoan bì là giải pháp hỗ trợ cải thiện trầm cảm, dưỡng tâm được nhiều người tin dùng. Sản phẩm kích thích và bổ sung serotonin cùng với một số hoạt chất cần thiết cho sự lưu thông não bộ. Kết hợp với nhiều vị thuốc quý hiếm như: Táo nhân, hồng táo, viễn chí, ngũ vị tử, uất kim,… sản phẩm giúp hỗ trợ cải thiện mất ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm sau sinh.

Giải pháp từ hợp hoan bì giúp cải thiện trầm cảm sau sinh từ gốc rễ

Giải pháp từ hợp hoan bì giúp cải thiện trầm cảm sau sinh từ gốc rễ

Trên đây là những thông tin về trầm cảm sau sinh và những giải pháp cũng như cách phòng ngừa căn bệnh này. Mong rằng, bài viết đã cung cấp nhiều giá trị và kiến thức cho các bạn. Nếu có vấn đề cần giải đáp, đừng quên liên hệ tổng đài 024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn sớm nhất nhé.

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/postpartum-depression/symptoms-causes/syc-20376617  

https://www.webmd.com/depression/guide/postpartum-depression  

Bình luận