Gout là một bệnh lý xương khớp khá phổ biến. Khi gout tiến triển đến giai đoạn mãn tính sẽ thường xuất hiện các hạt tophi bám xung quanh khớp. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần biết về hạt tophi.

Hạt tophi là gì?

Hạt tophi là tập hợp gồm nhiều tinh thể monosodium urate kết tủa lại ở mô liên kết quanh khớp trong nhiều năm. Chúng trông giống các nốt sần nhỏ, gồ ghề, căng phồng lên dưới bề mặt da ở các khớp xương. Hạt tophi xuất hiện là dấu hiệu cảnh báo bệnh gout đang tiến triển nặng hơn, chiếm khoảng 12-35% trong tổng số những người mắc bệnh. 

Hạt tophi ở người bệnh gout có thể xuất hiện tại tất cả các khớp. Tuy nhiên thường gặp nhất ở các vị trí: bàn chân, cổ tay, ngón tay, đầu gối, vành tai, gân gót chân… Tại đây, tinh thể urat có thể bị lắng đọng ở gân, màng hoạt dịch, sụn, dây chằng hoặc mô mỡ. Một số ít trường hợp, nốt tophi có thể được phát hiện ở các mô ngoài khớp như van tim, tháp thận hay củng mạc.

Hat-tophi-gay-mat-tham-my-va-han-che-van-dong-o-khop.webp

Hạt tophi gây mất thẩm mỹ và hạn chế vận động ở khớp

Nguyên nhân làm hình thành hạt tophi

Nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành hạt tophi là do lượng acid uric tăng cao. Hạt tophi không xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh gout, mà thường phát triển ở giai đoạn cuối (mãn tính). Trên lâm sàng, thông thường có thể cần đến 10 năm để chúng xuất hiện. 

Acid uric trong máu xuất hiện do quá trình thoái hóa các tế bào chết ở trong cơ thể hoặc quá trình chuyển hóa thực phẩm chứa nhân purin. Trường hợp, cơ thể tăng sinh quá nhiều acid uric hay thận thải trừ kém dẫn đến nồng độ chất này tăng lên trong máu. 

Acid uric tăng cao là nguyên nhân trực tiếp gây lắng đọng nhiều tinh thể urat ở mô khớp, gân, xương gây hiện tượng viêm, sưng. Qua nhiều năm, lượng tinh thể lắng đọng tăng lên dẫn đến sự xuất hiện của các nốt (hạt) tophi.

>>> XEM THÊM: Các câu hỏi và lời giải đáp về bệnh Gout mà bạn nên biết

Dấu hiệu nhận biết hạt tophi

Nốt tophi dù phát triển dưới lớp da nhưng vẫn dễ dàng sờ và trông thấy. Hạt này có hình tròn hoặc oval, kích thước thay đổi nhiều, từ rất nhỏ khoảng 0,5-1mm cho tới rất to từ 3-10cm. Bên trong hạt tophi có chứa chất dịch sệt hay các tinh thể urat rắn. Màu trắng nhạt của các tinh thể dễ dàng quan sát thấy bằng mắt thường. Ở giai đoạn cấp tính, hạt tophi có biểu hiện viêm, sưng, nóng, đỏ khớp hoặc rỉ dịch trắng/vàng. Người mắc bệnh gout có hạt tophi sẽ gặp phải triệu chứng dưới đây:

  • Khớp bị sưng, đau, nóng, đỏ.
  • Vùng da ở khớp có nốt sần bị kéo căng.
  • Cử động bị hạn chế.
  • Cường độ đau khớp tăng lên sau vài giờ kể từ khi có triệu chứng đau.

Hat-tophi-xuat-hien-lam-han-che-cu-dong-tai-khop.webp

Hạt tophi xuất hiện làm hạn chế cử động tại khớp

Hạt tophi có gây nguy hiểm gì không?

Nếu người bệnh không được điều trị sớm, hạt tophi sẽ phát triển ngày càng lớn, kéo theo hàng loạt những biến chứng nguy hiểm. Gồm có:

  • Vỡ, loét gây nhiễm trùng ổ khớp.
  • Bào mòn đầu xương, phá hủy lớp sụn.
  • Biến dạng khớp, có thể dẫn đến tàn phế.
  • Sỏi thận, giảm chức năng thận.

Nguoi-benh-gout-co-the-bi-tan-phe-neu-nhiem-trung-hat-tophi-khong-duoc-xu-ly-kip-thoi.webp

Người bệnh gout có thể bị tàn phế nếu nhiễm trùng hạt tophi không được xử lý kịp thời

Người bệnh gout cần làm gì để ngăn ngừa hạt tophi?

Có nhiều phương pháp hỗ trợ ngăn ngừa bệnh gout tiến triển, hạn chế sự hình thành của tophi, bao gồm điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sử dụng thuốc tây và thảo dược thiên nhiên. 

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng 

Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp giảm nồng độ acid uric máu, cải thiện triệu chứng viêm, sưng đau khớp. Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt dành cho người bệnh gout là: 

  • Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa hàm lượng purin cao như thịt đỏ, thịt thú rừng, cua, tôm, hàu, nấm, măng tây... vì có thể khiến acid uric máu tăng cao. 
  • Bổ sung protein qua các nguồn như thịt ức gà, thịt lợn nạc, trứng… vì những thực phẩm này chứa ít purin hơn. 
  • Bổ sung rau xanh, trái cây như cam, dâu tây, súp lơ, rau bina... vì chúng tốt cho tiêu hóa đồng thời tăng khả năng thải trừ acid uric. 
  • Hạn chế uống rượu, bia, nước ngọt,... vì có thể làm ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa của gan và thải trừ của thận, từ đó làm trầm trọng thêm tình trạng đau khớp.
  • Bổ sung đủ nước mỗi ngày, từ 2 - 3 lít, đặc biệt là nước khoáng kiềm giúp giảm lắng đọng tinh thể urat gây đau khớp.

Uong-nhieu-nuoc-giup-tang-cuong-dao-thai-acid-uric-ra-ngoai-qua-duong-tieu.webp

Uống nhiều nước giúp tăng cường đào thải acid uric ra ngoài qua đường tiểu

Dùng thuốc tây 

Người bị bệnh gout có thể được chỉ định một số nhóm thuốc như: 

  • Colchicine: Phát huy hiệu quả giảm đau trong 36 giờ kể từ khi khởi phát cơn gout cấp. Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp phải khi dùng colchicine như đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu chảy, xuất huyết dạ dày... 
  • Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs): Thường gặp như naproxen, ibuprofen, celecoxib... NSAIDs có thể gây tác dụng phụ trên dạ dày, ruột như buồn nôn, tiêu chảy, loét dạ dày... 
  • Thuốc kháng viêm corticosteroid: Phổ biến như prednisolon, prednison, dexamethasone... được sử dụng theo đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào ổ khớp. Corticosteroid có thể gây ra nhiều tác dụng bất lợi nếu sử dụng kéo dài hoặc quá liều như suy thượng thận, đái tháo đường, nhiễm trùng...

Su-dung-thuoc-tay-trong-dieu-tri-benh-gout-can-tham-khao-y-kien-cua-bac-si.webp

Sử dụng thuốc tây trong điều trị bệnh gout cần tham khảo ý kiến của bác sĩ

Sử dụng thảo dược hỗ trợ cải thiện bệnh gout 

Hiện nay, ngoài áp dụng các biện pháp kể trên, người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thảo dược để hỗ trợ giảm đau gout, hạ acid uric máu. Một trong những thảo dược có công dụng hỗ trợ điều trị gout hiệu quả có thể kể đến như trạch tả

Sản phẩm hỗ trợ có thành phần chính từ trạch tả kết hợp với các thảo dược quý (nhàu, ba kích, nhọ nồi, hoàng bá, thổ phục linh, hạ khô thảo) giúp giảm acid uric máu, giảm sưng đau khớp trong cơn gút cấp và hỗ trợ ngăn ngừa tái phát các cơn đau trong tương lai. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ có thành phần chính từ trạch tả là một cách giúp kiểm soát acid uric máu trong mức ổn định, ngăn ngừa bệnh gút tiến triển mà an toàn với sức khỏe, kể cả khi sử dụng lâu dài. Ngoài ra, sản phẩm còn được ứng dụng công nghệ lượng tử trong sản xuất nên giúp loại bỏ hết bụi bẩn, tạp chất... và chiết xuất ra được hàm lượng hoạt chất cao hơn, từ đó nâng cao hiệu quả và độ an toàn.

Trach-ta-co-tac-dung-ho-tro-giam-acid-uric-mau-phong-ngua-hinh-thanh-hat-tophi.webp

Trạch tả có tác dụng hỗ trợ giảm acid uric máu, phòng ngừa hình thành hạt tophi

Bài viết trên đã tổng hợp lại một số thông tin liên quan đến hạt tophi ở người bệnh gout. Để hỗ trợ ngăn ngừa sự xuất hiện của hạt tophi ở người bệnh gout, bạn nên kết hợp nhiều phương pháp và đừng quên sử dụng sản phẩm hỗ trợ có chứa trạch tả mỗi ngày. Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận dưới bài viết dưới đây để được các chuyên gia giải đáp chi tiết.

Dược sĩ Thanh An

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Hoang-Thong-Phong.webp

Bình luận