Chuẩn bị tới giỗ tổ, đại lễ 30/4 - 1/5 có rất nhiều các cuộc hội họp, tiệc tùng bắt buộc bạn phải sử dụng rượu bia nên những loại nước giải rượu nhanh và hiệu quả tức thì từ trái cây, rau củ sẽ là “người bạn đồng hành” cần thiết của bạn. Dưới đây là đồ uống có thể làm tại nhà từ hoa quả, rau củ. Tùy từng trường hợp mà bạn có thể lựa chọn cho mình những loại nước giải rượu phù hợp mà vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe. 

Nước giải rượu từ trái cây

 Bạn đã bao giờ nghĩ rằng những loại trái cây chúng ta ăn hàng ngày có thể giải rượu cực kỳ hiệu quả chưa? 4 loại nước giải rượu từ trái cây dưới đây chắc chắn khiến bạn phải ngạc nhiên về tác dụng mà chúng đem lại. 

Nước cóc ép

Cóc chứa nhiều khoáng chất, đặc biệt là hàm lượng vitamin C, chất sắt cao. Do vậy, nước giải rượu bằng cóc ép có tác dụng khử đi mùi hôi khi uống bia rượu, giảm đau đầu và chóng mặt khi bị say, giúp tỉnh rượu nhanh chóng.

Cách làm: Dùng dao cạo sạch vỏ cóc. Bổ thành từng miếng nhỏ, dùng máy ép, ép lấy nước. Có thể cho một chút muối để giảm vị chua. 

Lưu ý: Không nên thêm nhiều gia vị (muối, đường,..) làm mất vị chua vì như vậy sẽ giảm hiệu quả của nước giải rượu.

Nước giải rượu cóc ép giúp bổ sung vitamin C

Nước giải rượu cóc ép giúp bổ sung vitamin C

Nước ép dưa hấu

Nước ép dưa hấu giúp bổ sung chất điện giải, làm cơ thể hạ nhiệt. Dưa hấu chứa nhiều nước có tác dụng bù nước cho người say. Nước giải rượu từ dưa hấu còn giúp giảm bớt lượng cồn được hấp thụ vào cơ thể nhờ hàm lượng nước chứa trong nó. Nước dưa hấu khiến cho rượu được bài tiết nhanh chóng qua đường tiểu, giảm áp lực cho thận. 

Cách làm: Bổ dưa hấu thành từng miếng nhỏ (không cần bỏ hạt). Cho vào máy xay, xay nhuyễn. Đổ ra cốc và vắt thêm cốt chanh là bạn đã có thể thưởng một ly nước giải rượu thơm ngon. 

Sinh tố dưa hấu giúp bù nước, giải rượu nhanh chóng

Sinh tố dưa hấu giúp bù nước, giải rượu nhanh chóng

Nước bưởi ép

Bưởi chứa hàm lượng lớn vitamin C, vitamin B2, chất xơ và khoáng chất như: Canxi, sắt, kali,...nên đem lại hiệu quả rất tốt trong việc giải rượu, thải độc cồn. Nước giải rượu bưởi ép giúp người say nhanh chóng tỉnh táo trở lại, ngăn chặn tình trạng nôn mửa. 

Cách làm: Cho bưởi được gọt vỏ, tách múi, bỏ hạt vào máy xay sinh tố, thêm chút nước và xay cho tới khi tép bưởi nhuyễn. Đổ nước giải rượu bưởi ép ra ly và thưởng thức. 

Lưu ý: Nên loại bỏ sạch sẽ phần cùi trắng để nước giải rượu không bị đắng. Nếu muốn uống lạnh thì nên bỏ vào ngăn mát, không nên bỏ đá vì sẽ làm loãng dưỡng chất, không đem lại hiệu quả giải rượu như mong muốn.  

 Nước bưởi ép thanh mát giúp giải rượu, giải độc. 

Nước bưởi ép thanh mát giúp giải rượu, giải độc

Nước dừa

Chỉ với một ly nước giải rượu từ cốt dừa bạn cũng có thể bù đắp được lượng nước bị hao hụt khi uống rượu bia giúp tỉnh táo sau khi say. Nước dừa giàu các chất điện giải quan trọng như: Kali và natri. Ngoài các chất này, nước dừa còn chứa nhiều các chất dinh dưỡng khác: Chất béo, axit amin, vitamin C,...Bên cạnh đó, trong cùi dừa có chứa nhiều tinh dầu khi ăn sẽ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn chặn và làm chậm quá trình thẩm thấu cồn vào trong cơ thể nên sẽ giảm say hiệu quả.

 Nước giải rượu từ dừa bổ sung chất điện giải, bảo vệ dạ dày khi phải sử dụng rượu bia

Nước giải rượu từ dừa bổ sung chất điện giải, bảo vệ dạ dày khi phải sử dụng rượu bia

Nước giải rượu từ rau củ

 Ăn rau củ mỗi ngày có thể giúp bạn phòng ngừa các bệnh liên quan tới tim mạch, ung thư, giúp cơ thể khỏe mạnh. Bên cạnh những tác dụng chính kể trên thì nước ép từ rau củ cũng có thể giúp giải rượu nhanh chóng. 

Nước ép cà chua

Cà chua giàu các dưỡng chất, khoáng chất như vitamin C, glutathione do đó nước giải rượu từ cà chua có khả năng đào thải độc cồn ra khỏi cơ thể,  làm giảm triệu chứng đau đầu, mệt mỏi khi say và giúp tỉnh rượu nhanh chóng.

Cách làm: Làm sạch cà chua, bỏ cuống, bổ thành múi cau và cho vào máy xay sinh tố. Xay tới khi cà chua nhuyễn tạo thành hỗn hợp mịn. Lọc lấy nước và uống (có thể thêm đường và muối để giảm vị chua)

 Nước giải rượu cà chua có tác dụng kích hoạt enzyme nhanh chóng chuyển hoá rượu ra khỏi cơ thể

Nước giải rượu cà chua có tác dụng kích hoạt enzyme nhanh chóng chuyển hoá rượu ra khỏi cơ thể

Nước ép rau muống

Có lẽ ít ai biết rằng rau muống có thể giải độc rất tốt, giảm cảm giác nôn nao, đây cũng là một trong những loại nước giải rượu  đem lại hiệu quả nhanh chóng.

Cách làm: Rửa sạch rau muống tươi, giã nát, chắt lấy nước, đun uống nhiều lần trong ngày là có thể giải được tình trạng ngộ độc, say rượu.

 Nước giải rượu từ nguyên liệu dân dã đem lại hiệu quả bất ngờ

Nước giải rượu từ nguyên liệu dân dã đem lại hiệu quả bất ngờ

Một số hoạt chất khác có tác dụng hỗ trợ giải rượu

Bên cạnh sử dụng những loại nước giải rượu nguồn gốc thiên nhiên, bạn có thể kết hợp sử dụng cùng các sản phẩm chứa các thảo dược và bổ sung vitamin để nâng cao hiệu quả giải rượu:

  • Cao lá sắn dây: Trong y học cổ truyền, lá sắn dây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, có tác động tốt với hệ thần kinh. Người ta thường dùng bột sắn dây để giải rượu, giải độc gan. Thành phần trong sắn dây có tác dụng hạ huyết áp do làm giãn mạch máu ngoại vi, giảm sức cản tuần hoàn não, tăng cường tuần hoàn máu. Điều này làm tăng tốc độ loại bỏ rượu ra khỏi thận, giảm sức ép cho thận 
  • Natri succinate: Bảo vệ gan và các cơ quan khác khỏi tác động của rượu. Các sản phẩm có chứa natri succinate có thể giúp người say tỉnh táo nhanh chóng và giảm nhanh các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt và buồn nôn.
  • Vitamin B: Lý do uống rượu và các đồ uống có cồn khác khiến bạn cảm thấy khó chịu là do cơ thể bạn mất đi vitamin B, vì vậy việc bổ sung vitamin B có thể giúp bạn chống lại cảm giác say. Bổ sung bằng viên uống hoặc ăn đa dạng các loại thực phẩm như: súp lơ xanh, cà rốt, đậu phộng và các loại rau củ… 

Trên đây là 6 loại nước uống giải rượu có thể chế biến ngay tại nhà từ rau củ, trái cây giúp bạn lấy lại tỉnh táo sau khi say rượu. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng mà hãy chủ động tránh xa rượu bia để bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới các loại nước giải rượu, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết để được chúng tôi hỗ trợ giải đáp nhanh nhé!

Dược sĩ Mộc Lan

Tuu-Khiet-Vuong

Bình luận